Chúng ta thường bắt gặp nhện tại những căn nhà bỏ hoang hoặc những khu vực không được vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên nhện có thể sinh sống tại bất cứ đâu từ trong nhà, ngoài vườn đến các bụi cây,…để tìm kiếm thức ăn và nơi ẩn trú. Vậy con nhện có mấy chân? Đâu là các loài nhện phổ biến ở Việt Nam ? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này sau đây nhé!
- Nghỉ việc bao lâu thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
- Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ Cách mạng giải quyết như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa
- Tìm hiểu uống nước rau má hàng ngày có tốt không?
- 100, 1 nghìn, 1 triệu Riel Campuchia đổi ra bao nhiêu tiền Việt Nam
- Sau sinh bao lâu uống được nước mía
Thông tin tổng quát về loài nhện
Nhện có tên khoa học là Araneae là một bộ động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp và thuộc lớp hình nhện. Cơ thể của chúng được chia thành hai phần: phần đầu ngực và phần bụng. Nhện có tám chân, một đôi kìm có tuyến độc với phần miệng không hàm nhai và không có cánh.
Cấu tạo cơ quan sinh học của nhện bao 2 phần chính là:
1. Phần đầu ngực
Phần đầu ngực của nhện bao gồm các bộ phận sau:
- Đôi kìm chứa độc là bộ phận bắt mồi và tự vệ của nhện.
- 4 đôi chân bao quanh thực hiện chức năng di chuyển và giăng lưới
- Trên mình và chân có lông lưa thưa để cảm nhận âm thanh và mùi hương.
- Nhện thường có mắt đơn, thị giác nhện tốt hay yếu phụ thuộc vào từng loài.
- Mỗi bên miệng của nhện sẽ có hai ngàm (răng móc) giúp nhện kẹp mồi hoặc bám vững bạn tình lúc giao hợp.
2. Phần bụng
Phần bụng của nhện bao gồm các bộ phận sau:
- Đôi khe thở ở phía trước làm chức năng hô hấp
- Ở giữa là một lỗ sinh dục giúp nhện sinh sản
- Cuối cùng là những núm tuyến tơ giúp nhện sinh tơ
Những loài nhện phổ biến nhất ở Việt Nam
Dưới đây là những loài nhện phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
1. Nhện nhà
Nhắc đến những loài nhện phổ biến ở Việt Nam thì không thể không kể đến nhện nhà. Nhện nhà có kích thước từ 4mm đến 8mm tùy vào giống đực hay cái. Cơ thể nhện nhà được chia thành 02 phần bao gồm bụng và ngực trước. Loài nhện này không có cánh giống như các loài bọ ve hay bọ cạp.
Màu sắc đặc trưng của nhện nhà là màu nâu hoặc xám với những đường phân đoạn đậm nằm dọc theo cơ thể. Chúng sở hữu tổng cộng là 7 mắt thường và một mắt thấu kính giúp nhận biết nhanh chóng những vật thể xung quanh.
Loài nhện nhà thường bò vào nhà từ những kẽ hở trên vách tường. Chúng thường sống trong chỗ tối tăm, ẩm mốc và khuất tầm, ít người để ý. Những khe hở dưới cửa, vết nứt tường cũng là thường nơi trú ẩn của nhện nhà. Vì vậy, hãy đóng thật kĩ cửa vào ban đêm nếu không muốn nhện nhà đến làm làm tổ nhé!
2. Nhện túi vàng
Đứng thứ hai trong danh sách những loài nhện phổ biến tại Việt Nam là nhện túi vàng. Một con nhện túi vàng trưởng thành sẽ có chiều dài từ 6.5mm đến 9.5mm. Nhện túi vàng có 4 đôi chân và dài nhất là là đôi đầu tiên.
Xem thêm : Phân biệt trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi
Bạn có thể nhận biết nhện túi vàng qua màu xanh xám của cơ thể và màu vàng hoặc màu be có sọc tối chạy dọc bụng dưới. Chúng có tám mắt màu sẫm xếp thành hai hàng ngang bằng nhau giúp tăng khả năng nhận biết môi trường xung quanh và phân biệt kẻ thù.
Nhện túi vàng thường tìm kiếm thức ăn vào ban đêm thay vì ban ngày. Khi bị quấy rầy chúng sẽ chủ động rơi xuống sàn để tìm kiếm sự che chở. Không giống các loài nhện khác, nhện túi vàng xây ống hoặc túi tơ thay vì mạng nhện. Vào ban ngày, chúng thường tự vệ bằng cách nấp vào các túi tơ.
Khả năng sinh sản của nhện túi vàng khá tốt. Chúng có thể sinh sản vài lứa trứng trong suốt cuộc đời của nó. Mỗi lần sinh sản, chúng thường đẻ khoảng 5 túi trứng và mỗi túi chứa khoảng 30 – 48 trứng. Theo số liệu thống kê, khoảng 30% con đực trưởng thành sẽ bị con cái ăn sau thịt sau khi giao phối.
3. Nhện chân dài
Nhện chân dài là một trong những loài nhện mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở Việt Nam. Những cá thể nhện chân dài trưởng thành thường có chiều dài cơ thể từ 3 – 10mm. Mặt trên của nhện chân dài thường có hoa văn màu xám hay nâu nhạt và mặt dưới thường có màu kem.
Thức ăn chủ yếu của nhện chân dài thường là côn trùng như: rệp cây, sâu bướm, ấu trùng, và ốc sên nhỏ.
Khác với các loài nhện khác, nhện chân dài một năm chỉ đẻ trứng 1 lần. Chúng thường đẻ trứng ở nơi đất ẩm và sẽ canh giữ tại đó đến khi trứng nở.
4. Nhện sói
Chiều dài lớn nhất của nhện sói từng ghi nhận là 35 mm. Tuy nhiên tại Việt Nam, những cá thể nhện sói cái trưởng thành thường dài khoảng 8mm, cá thể nhện sói đực có kích thước khoảng 6mm. Cơ thể của chúng đa phần có màu nâu đen hoặc xám.
Nhện sói di chuyển khá nhanh và có thói quen tìm kiếm thức ăn vào ban đêm, lẩn trốn vào ban ngày. Chúng săn mồi ở mặt đất, không kết mạng nhện. Thức ăn là các loại côn trùng, bao gồm dế mèn, bọ cánh cứng, mọt gạo, gián…Nhện sói sống trong hang cạn, có lối vào mở, không trang trí hoặc trong rong rêu và chất thối rữa.
5. Nhện Tarantula
Nhện Tarantula thường khiến người bắt gặp kinh hoàng và khiếp sợ bởi màu sắc và hình dáng nổi bật của nó. Chân của nhện Tarantula trưởng thành có kích thước lớn hơn các loài nhện khác. Chiều dài cơ thể của chúng trừ chân là từ 1 đến 5 inch. Chân của chúng có nhiều lông màu đen hay nâu, đặc biệt một số loài còn có lông màu đỏ cam mọc xen kẽ.
Mắt của nhện Tarantula vô cùng tốt. Đây được coi là vũ khí lợi hại giúp chúng săn mồi mà không gây ra chấn động gì. Nhện Tarantula không sử dụng mạng nhện để bắt con mồi mà trực tiếp bắt gọn con mồi bằng chân. Những con nhện nhỏ ăn côn trùng, trong khi nhện Tarantula lớn hơn sẽ săn ếch, chuột, và thậm chí cả chim.
Mùa sinh sản của nhện Tarantula là vào mùa thu. Chúng thường thụ thai trong khoảng 6 cho đến 9 tuần và mỗi lần đẻ được hàng ngàn trứng. Dù vậy tỷ lệ nở của trứng nhện Tarantula thường khoảng 500 – 1000 trứng/lần. Sau khi đẻ trứng thì nhện cái sẽ tiếp tục bảo vệ toàn bộ số trứng của mình cho đến khi nở.
6. Nhện góa phụ đen
Xem thêm : Cao trăn hủy diệt khả năng chăn gối của đàn ông
Nhện góa phụ đen có tên khoa học là Black Widows, thuộc họ Latrodectus với kích thước cơ thể từ 3-10mm tùy theo thời kỳ. Nhện góa phụ đen có phần bụng dưới dáng đồng hồ cát màu đỏ và một màu đen bóng bao trùm cơ thể.
Nhện góa phụ đen đan lưới vào ban ngày và thường săn mồi vào ban đêm. Chúng thường ăn: châu chấu, bọ cạp, kiến, sâu bướm,… và thường thích sinh sống những công trình như nhà kho, chuồng trại và nhà vệ sinh ngoài trời.
Nhện góa phụ đen giao phối vào mùa xuân hoặc vào đầu mùa hè. Con cái thường sẽ ăn con đực sau khi kết thúc giao phối, để dự trữ nguồn dinh dưỡng khi thụ tinh trứng.
Câu hỏi thường gặp về loài nhện
1.Nhện sống ở đâu?
Tùy thuộc vào từng loài nhện cũng như tập tính sinh hoạt mà nhện sẽ tập trung sinh sống ở những nơi phù hợp. Tuy nhiên, đa số các loài nhện có thể phát triển mạnh và sống ở hầu hết mọi nơi: trên cây, dưới đá, trong cây, trong hang động, trên mặt nước và thậm chí trong nhà.
2.Nhện nhà có cắn không? có nguy hiểm hay không?
Nhện là loài động vật được đánh giá là hiền và hiếm khi cắn người trừ khi bị đe dọa. Vết cắn của nhện thường vô hại nhưng có trường hợp gây ra dị ứng. Khi bị nhện cắn, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng phổ biến như sưng, ngứa hoặc nóng ở vết cắn.
3.Con nhện có bao nhiêu chân?
Mọi loài nhện đều sẽ có 8 chân. Ngoài ra, chúng còn sở hữu một cặp chi ngắn hơn được gọi là pedipalps, ở con đực đóng vai trò như cơ quan sinh dục.
4. Nhện có được xem là côn trùng không?
Nhện là động vật có họ hàng với bọ cạp và không phải là côn trùng. Côn trùng thường có 6 chân nhưng nhện có 8 chân. Tuy nhiên, nhện giống với côn trùng ở điểm có lớp vỏ bảo vệ và có chân khớp.
Bài viết trên là những thông tin chung về nhện cũng như các loài nhện phổ biến tại Việt Nam. Vết cắn do nhện gây ra thường không gây nguy hiểm nhưng vẫn khiến sức khỏe bị ảnh hưởng ít nhiều. Do vậy nếu phát hiện trong nhà hoặc xung quanh nơi ở có nhện hoành hành hãy liên hệ ngay với Vệ Sinh Nhà 247 để loại trừ những con vật khó chịu này nhé!
Ngày cập nhật: 10/13/2023
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp