Mâm cỗ cúng Giao thừa và ngày Tết mang ý nghĩa cầu mong rước lộc vào nhà, xua đuổi vận xui. Để nắm cách bày gà cúng quay đầu vào hay ra sao cho đúng nhất, tránh bất kính với tổ tiên.
Theo từng lễ đặt gà cúng giao thừa, đặt gà cúng gia tiên, đặt gà cúng trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa và gà khi cúng xe sẽ có một số điểm khác nhau trong nghi thức. Để chu toàn mọi sự, mọi người nên nắm tường tận về cách bày gà cúng quay đầu vào hay ra.
Bạn đang xem: Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào? Hướng dẫn cách đặt gà cúng chuẩn nhất
1. Chọn hướng gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào?
Câu trả lời là: hướng gà cúng giao thừa phải quay đầu ra đường. Vì sao vậy?
Chúng tôi xin được giải thích như sau:
Sở dĩ đặt gà năm mới cần phải quay đầu ra đường nhằm để đón Quan Hành cai quản năm mới. Đồng thời, còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà giúp mọi thứ tươi sáng, mới mẻ và tốt lành trong năm mới. Cụ thể cách lựa chọn gà như thế nào, mới quý vị theo dõi trong mục tiếp theo.
2. Vì sao nên chọn gà trống hoa khi dâng cúng?
Theo TS Trần Thị Thu Thủy (Trưởng phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), trong dân gian gà trống được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điềm lành, dữ, đoán định tương lai… Gà trống trong dân gian còn được coi là là cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần thánh. Vì thế việc lựa chọn gà cúng rất quan trọng.
Trong rất nhiều thắc mắc về gà cúng đêm Giao thừa, như nên chọn gà trống hay gà mái để cúng. Hay tại sao phải chọn gà trống thiến khi cúng. Trong đó, thắc mắc cúng giao thừa gà quay vào trong hay ra ngoài, cúng tất niên gà quay vào hay quay ra cũng dành được nhiều sự quan tâm.
Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào? Trong quan niệm dân gian, gà trống luôn luôn vật phẩm cúng cầu mong điềm lành cho năm mới.
Cũng bởi vậy, đa phần người dân rất cầu kỳ từ lúc chọn gà cúng. Gồm có những lưu ý như sau:
- Gà được chọn để cúng lễ nhất thiết phải là gà trống thiến hoa mơ, loại gà khoẻ mạnh, uy nghiêm để cúng.
Vì sao vậy?
Từ lâu đời, gà trống hoa là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng đêm giao thừa. Bên cạnh mang ý nghĩa cho văn, nhân, võ, dũng, tín – Những đức tính tốt đẹp của con người. Nó còn thể hiện ước mong năm mới may mắn, sức khỏe.
Cũng chính vì thế, gà trống khỏe mạnh được chọn và sơ chế và luộc khéo léo, miệng ngậm bông hồng đỏ chót đẹp mắt.
- Quan trọng phải là gà chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) để lời thỉnh cầu linh nghiệm nhất).
- Nên chọn gà có màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng…
- Gà trống mới le te gáy, không khuyết tật.
Xem thêm : Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm phạt đến 600K [2024]
Sau khi đã chọn gà thì luộc gà bày cỗ cúng và đặt theo hướng thuận.
Chi tiết cách làm gà cúng Giao Thừa chuẩn nhất, mời bạn tham khảo trong mục 3.
3. Chi tiết hướng đặt gà cúng trong và ngoài nhà
Dù là người làm cỗ cúng lâu năm cũng chưa chắc đã tường tận cách đặt và ý nghĩa của việc đặt hướng đúng của gà cúng. Bên cạnh nắm gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào, phần này chúng tôi xin đưa ra những thông tin cụ thể như sau:
3.1. Khi cúng Giao thừa ngoài trời
Như đã chia sẻ ở mục 1, gà cúng cần phải đặt đầu hướng ra đường. Nhằm đón quan Tân niên Hành khiển của năm mới và tiễn quan Hành khiển năm cũ.
3.2. Khi cúng Giao thừa trong nhà
Cần có cách đặt gà cúng trên bàn thờ hợp lý. Đa phần, mọi người sẽ đặt gà quay đầu vào trong, hướng về phía bát hương. Gà cúng đặt theo tư thế chuẩn của gà cúng gọi là “Chầu phục”. Theo đó, cần phải có thế oai nghiêm, miệng ngậm bông hồng đỏ, dáng chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên.
Lưu ý, tránh đặt gà quay đầu ra, vì theo quan niệm đó là tư thế không thuận. Tuy rằng thế này đẹp mắt nhưng sai cách ở phần phao câu lại quay vào án thờ. Còn đặt gà quay vào trong thì phao câu chổng ra ngoài không có tính mỹ quan. Theo đó, tốt nhất là gà cúng nên đặt chéo khoảng 30 – 45 độ, theo hướng quay về bàn thờ là đẹp nhất.
4. Một số cách đặt gà cúng khác
4.1. Cách đặt gà cúng gia tiên
Theo một số chuyên gia văn hóa, hướng đúng nhất khi đặt gà cúng trên bàn thờ đó là quay đầu gà về hướng bát hương. Đặt gà cúng gia tiên theo tư thế chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên và há miệng. Đây được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”.
Dù rằng gà quay đầu hướng ra ngoài trông đẹp hơn nhưng không có sự thành kính. Gà không chịu chầu nên không mang ý nghĩa tâm linh.
Tuy nhiên, một số người cho rằng, hướng gà cúng quay phía nào cũng được. Không cần quá chú trọng, chủ yếu là tâm lòng thành kính.
4.2. Đặt gà cúng Thần Tài – Thổ Địa quay đầu ra hay vào?
Hoàn toàn tương tự với cách đặt gà cúng trên bàn thờ gia tiên. Khi bày gà cúng trên bàn thờ Thần Tài cũng đặt nguyên con trên đĩa ( cho tiết lòng ở dưới bụng gà). Phần miệng gà ngậm một bông hoa hồng đỏ.
Tuy nhiên, đầu gà cúng Thần Tài – Thổ Địa sẽ quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành.
4.3. Cách đặt gà cúng xe
Hướng phù hợp khi đặt gà cúng xe đó là đầu gà hướng về phía trước. Tránh quay đầu vào trong nhà hay vào xe. Cẩn thận hơn, bạn cũng có thể chọn cả hướng phù hợp với tuổi của chủ xe.
Bên cạnh việc cúng xe làm ăn cúng hàng tháng, thì nhiều người khi mua xe mới về cũng làm một mâm lễ nhỏ nhằm cầu mong chủ xe ít gặp những điều xui rủi ngoài ý muốn.
4. Cách làm gà cúng giao thừa đẹp mắt, không bị nứt
Xem thêm : Hóa đơn chuyển đổi là gì? Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Ngoài biết gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào, bạn cần nắm được cách làm gà cúng. So với gà luộc cho mâm cơm tất niên, thì gà cúng Giao thừa có nhiều điểm khác. Thông thường, gà cúng Giao thừa là gà trống non, dâng cúng là chính.
Để con gà cúng đẹp, cần làm sạch sẽ, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau. Đặt gà trong nồi nước lạnh theo hướng nằm nghiêng, ngửa đầu ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên. Nên lật đều ở hai bên khi luộc để gà không bị vẹo.
Để gà cúng ngon, thì cần rửa sạch tiết khi làm gà xong để nước không đục. Đặt gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân, đun lửa tới sôi lăn tăn. Hớt bỏ bọt và để trong khoảng 7- 8 phút. Cho vào 1 củ gừng, 1 củ hành, đập giập. Luộc tiếp tầm 5 phút với gà non để cúng Giao thừa. Cuối cùng Tắt bếp, đậy vung, ngâm thêm 5 phút.
Để da gà giòn thì bạn có thể vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh. Và tháo bỏ dây buộc gà, bày ra đĩa, mỏ gà cài bông cho đẹp mắt, nhét lòng gà lại vào bụng.
5. Chọn gà mái cúng được trong những dịp nào?
Theo quan niệm dân gian và phong thủy, con gà trống luôn được chọn để cúng trong những dịp quan trọng như cúng Giao thừa, năm mới, cúng ông Công, ông Táo,…
Còn gà mái thường dùng làm lễ vật trong những dịp cúng cầu nguyện con cái, dịp cúng thông thường trong gia đình, hay cúng vong linh cô hồn, cúng gia tiên…
Thường gà mái để cúng thường chặt bày đĩa chứ không để nguyên con. Bởi dùng cho mâm cơm cúng để ăn. Do đó, muốn ngon hơn thì nên chọn những con gà mái béo đã đẻ trứng một đợt.
6. Cần lưu ý gì khi đặt gà cúng giao thừa?
– Gà cúng đẹp và nghiêm cẩn nhất là khi để nguyên con. Bởi vậy, lựa chọn hợp lý nhất là gà trống thiến.
– Tránh bày gà chặt miếng, vừa giảm đi tính trang nghiêm, vừa không đẹp mắt.
– Nên đặt miệng gà ngậm bông hồng đỏ để cầu sung túc, may mắn. Không nên dùng hồng trắng hoặc vàng.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Với những thông tin đầy đủ nhất chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã nắm được câu trả lời gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào. Chúc bạn và gia đình có một mùa Tết an nhiên và nhiều may mắn nhé! Cập nhật thêm những tin tức chia sẻ của Nội thất Viva để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp