Ngày nay, trên thị trường thuốc có nhiều loại thuốc điều trị ở các dạng khác nhau như: Viên uống, thuốc tiêm, dung dịch, thuốc đạn,… Thông thường, mọi người khá e ngại khi được bác sĩ chỉ định thuốc đạn bởi việc sử dụng khá khó chịu. Tuy nhiên, đây lại là biện pháp hiệu quả để đưa thuốc vào cơ thể nếu người bệnh không thể uống, nuốt hoặc dạ dày và đường ruột không thể hấp thụ tốt thành phần của thuốc. Bên cạnh đó, do thuốc không đi qua gan nên thuốc đặt hậu môn còn được sử dụng cho người có bệnh lý về gan.
Trước khi tìm hiểu về cách đặt thuốc hậu môn, bạn đọc cần biết thuốc đặt hậu môn là gì. Theo đó, thuốc đặt hậu môn thường được bào chế dạng thuốc đạn với hoạt chất chính và các tá dược gồm gelatin và bơ cacao. Khi đưa vào trong cơ thể, nhiệt độ của trực tràng sẽ làm thuốc từ từ tan chảy và phóng thích.
Bạn đang xem: Cách đặt thuốc hậu môn an toàn
Xem thêm : Trong ngày có 1 khung giờ tuyệt đối không gội đầu vì dễ dẫn đến đột quỵ
Có nhiều dạng thuốc đặt hậu môn như:
- Theo sự phân tán hoạt chất của thuốc:
- Thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ (hoạt chất phân tán tại chỗ): Thường được sử dụng để điều trị táo bón, bệnh trĩ;
- Thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân (hoạt chất phân tán theo các mạch máu: Thường được dùng để điều trị giảm đau, viêm khớp, hạ sốt,…;
- Theo nguồn gốc thành phần: Gồm thuốc đặt hậu môn thảo dược (thành phần có dược liệu) và thuốc đặt hậu môn thông thường;
- Theo tác dụng điều trị:
- Thuốc đặt hậu môn hạ sốt: Trong thành phần thường có chứa paracetamol, thích hợp sử dụng hạ sốt cho trẻ em;
- Thuốc đặt hậu môn trị thấp khớp: Trong thành phần thường có các chất kháng viêm không steroid như diclophenac, ketoprofene,… Thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý thấp khớp, thích hợp với người bị viêm loét dạ dày – tá tràng không thể uống thuốc kháng viêm không steroid;
- Thuốc đặt hậu môn trị táo bón: Trong thành phần có chứa glycerin (có tác dụng làm mềm phân) hoặc bisacodyl (kích thích nhu động ruột). Thuốc chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn vì nếu dùng lâu dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhu động ruột;
- Thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ: Trong thành phần thường có chứa các chất kháng viêm corticosteroid (hydrocortisone) cùng các chất co mạch với tác dụng làm giảm những triệu chứng sưng, đau, ngứa, bỏng rát của bệnh trĩ;
- Thuốc đặt hậu môn khác: Thuốc trị ho, thuốc bổ sung nội tiết tố,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp