Hướng dẫn cách đặt thuốc sau chuyển phôi IVF đúng nhất

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video cách đặt thuốc sau khi chuyển phôi

Khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF, việc kích thích buồng trứng sẽ gây nhiều thay đổi trên cơ thể người phụ nữ. Giai đoạn hoàng thể (giai đoạn trứng bắt đầu xuống ống dẫn tinh) bị xáo trộn là một trong những ảnh hưởng phải nhắc đến bởi đây là thời điểm quan trọng quá trình giúp thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Đặt thuốc sau chuyển phôi chính là quá trình hỗ trợ niêm mạc tử cung trong giai đoạn làm tổ của phôi. Khi phôi phát triển thành thai, tùy thuộc vào thể trạng của mẹ và bé, bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần đặt thuốc tiếp hay không.

Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần đặt thuốc đúng cách vào trong âm đạo. Nếu việc đặt thuốc sau khi chuyển phôi khiến bạn lúng túng, có thể tham khảo cách đặt thuốc sau:

  • Đầu tiên cần vệ sinh vùng kín thật sạch bằng nước ấm.
  • Tiếp theo đưa thuốc vào cuối của dụng cụ đặt thuốc.
  • Bạn có thể lựa chọn tư thế mình cảm thấy thoải mái nhất để đặt thuốc. Sau khi đã chọn tư thế phù hợp, các bạn đưa dụng cụ đặt thuốc vào âm đạo.
  • Nhẹ nhàng đẩy pít tông để đưa thuốc vào trong. Sau đó, đưa dụng cụ đặt thuốc ra ngoài.
  • Cuối cùng, bạn rửa lại tay sạch sẽ.

Các chuyên gia cũng cho biết, bạn có thể lựa chọn một trong hai tư thế sau để đặt thuốc:

  • Tư thế nằm ngửa, đầu gối gập lại sao cho hai chân cách xa nhau.
  • Tư thế đứng, hai chân cách xa nhau, đầu gối gập lại.

Lưu ý: Bạn có thể dùng tay để đặt thuốc nếu không có dụng cụ đặt thuốc. Cần rửa tay sạch trước khi đặt thuốc vào âm đạo.

Cần đặt thuốc đúng tư thế vào trong âm đạo để phát huy tốt nhất hiệu quả

Cần đặt thuốc đúng tư thế vào trong âm đạo để phát huy tốt nhất hiệu quả.

Đặt thuốc sau khi chuyển phôi là việc quan trọng và cần thiết trong quá trình thực hiện IVF. Tuy nhiên, nhiều chị em chia sẻ rằng bản thân gặp khó khăn trong việc đặt thuốc và điều này ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ thành công.

Theo đó, các bác sĩ đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến bạn gặp khó khăn trong việc đặt thuốc như:

  • Lo sợ việc đặt thuốc chạm vào bào thai.
  • Tư thế đặt thuốc không đúng.
  • Đặt thuốc sai cách.
  • Vùng kín bị viêm nhiễm.
  • Thuốc bị rơi ra ngoài vì đặt quá nông.

Để việc đặt thuốc sau khi chuyển phôi diễn ra chính xác và mang lại hiệu quả như mong muốn, chị em nên hỏi kỹ càng bác sĩ về tư thế, cách đặt thuốc,…. Không nên giữ tâm lý e ngại, xấu hổ mà phải hiểu rõ đặt thuốc sai cách khiến phôi không thể phát triển.

Tâm lý lo sợ là một trong những nguyên nhân khiến việc đặt thuốc sau khi chuyển phôi thất bại

Tâm lý lo sợ là một trong những nguyên nhân khiến việc đặt thuốc sau khi chuyển phôi thất bại

Điều quan trọng các bác sĩ luôn muốn nhắc bạn, chính là việc bạn cần giữ gìn vệ sinh vùng kín, tránh viêm nhiễm. Khi vệ sinh vùng kín bạn nên thao tác nhẹ nhàng, vệ sinh từ trước ra sau và lau bằng khăn khô, không dùng vòi xịt thụt rửa. Đảm bảo vùng kín luôn khô ráo vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn phát triển.

Cùng với đó, bạn cần lưu ý:

  • Thời gian đặt thuốc sau chuyển phôi phù hợp là trước khi ngủ.
  • Cắt móng tay, sử dụng cồn 90 độ đối với tay đặt thuốc.
  • Thao tác nhẹ nhàng, tránh làm xước các vùng xung quanh âm đạo. Khoảng cách phù hợp để đặt thuốc là 2 – 3 cm tính từ cửa âm đạo.
  • Kiêng quan hệ ít nhất là 3 tháng sau khi đặt thuốc.
  • Không vệ sinh vùng kín bằng các loại nước lá.
  • Nếu dụng cụ đặt thuốc là loại chỉ dùng một lần, bạn cần tiêu hủy ngay. Nếu là loại có thể tái sử dụng, hãy vệ sinh thật sạch bằng xà phòng.

Trong quá trình đặt thuốc sau khi chuyển phôi, khi gặp điều gì bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và được bác sĩ tư vấn hướng điều trị.

Sau khi chuyển phôi, bạn cần sử dụng thuốc đặt ít nhất trong 2 tuần. Vậy nên bạn cần chú ý đến việc bảo quản thuốc đúng cách để thuốc phát huy hiệu quả tối đa, an toàn khi sử dụng và tránh được những hư hỏng có thể xảy ra.

  • Bạn cần bảo quản thuốc ở trong ngăn mát tủ lạnh, tránh nơi có ánh nắng mặt trời sẽ dễ làm thuốc chảy vì nóng.
  • Cần đặt thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không bỏ liều.
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.

Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến việc đặt thuốc sau chuyển phôi và trang bị thêm được kiến thức hữu ích. Trong hành trình chào đón con yêu nếu gặp khó khăn, hãy để Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đồng hành cùng bạn. Để được tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch khám, quý khách vui lòng gọi hotline 19001806.