Bệnh nhiễm phong hàn là gì?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp giúp hỗ trợ chữa bệnh nhiễm phong hàn tại nhà và không cần sử dụng thuốc như sau:

4.1. Điều trị nhiễm phong hàn bằng xoa bóp bấm huyệt

Khi người bệnh có các triệu chứng của nhiễm phong hàn thì cần ở nơi ấm áp, tránh gió. Sau đó, thực hiện xoa bóp và day ấn các huyệt điều trị nhiễm phong hàn như sau:

  • Huyệt thái xung – thuộc Can, có vị trí nằm ở giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ, đo lên khoảng 2 tấc về phía mu bàn chân.
  • Huyệt nội quan thuộc kinh Tâm bào, có vị trí nằm ở mặt trước cẳng tay, từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 tấc.
  • Huyệt Tam lý thuộc kinh vị, nằm ở mặt ngoài của cẳng chân, dưới xương bánh chè 3 tấc và xương mào chày 1 tấc.
  • Huyệt Thận du thuộc kinh bàng quang có vị trí nằm ở vùng thắt lưng từ mỏm gai đốt sống thắt lưng đo ra khoảng 1 tấc rưỡi.
  • Tay phải thực hiện day ấn các huyệt Lao cung, lạc chẩm đồng thời và cùng một lúc. Huyệt Lao cung thuộc kinh bào có vị trí nằm ở kẽ giữa ngón tay giữa và áp út. Còn huyệt lạc chẩm có vị trị nằm ở mu bàn tay các khe liên khớp của ngón giữa và tay trỏ 1 tấc rưỡi về phía mu bàn tay.
  • Bấm huyệt liệt khuyết ở vị trí cổ tay lên 1.5 tấc, đưa 2 bàn tay lên để ngón trỏ và khe ngón tay cái đan chéo nhau, đầu ngón tay trỏ đặt lên đầu xương cạnh của cổ tay kia cũng chính là huyệt liệt khuyết. Thực hiện bấm huyệt liệt khuyết giúp điều chỉnh chức năng phổi, thông kinh mạch, tăng cường khí huyết và giảm tình trạng đau nhức cơ thể.
  • Bấm huyệt phong môn ở vị trí giao nhau của đường thẳng ngoài đốc mạch và đường ngang qua mỏm gai của đốt sống lưng. Thực hiện bấm huyệt phong môn giúp phát tán tà khí, đồng thời đẩy tà khí ra khỏi cơ thể.

Khi bấm huyệt điều trị bệnh nhiễm phong hàn cần thực hiện với thời gian trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút với lực ấn vừa phải, sao cho người bệnh cảm thấy đau nhẹ.

4.2. Xông hơi điều trị bệnh nhiễm phong hàn

Khi bị nhiễm phong hàn, người bệnh có thể thực hiện xông hơi để xua đuổi tà khí, giúp cơ thể toát mồ hôi, giải cảm và hỗ trợ cân bằng thân nhiệt một cách hiệu quả.

Nồi nước sử dụng xông hơi cho bệnh nhiễm phong hàn thường bao gồm các thành phần như lá bạc hà, tía tô, kinh giới, chanh, bưởi, tre, sả, cúc tần. Các loại lá này được mang đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi cùng với nước đổ ngập và đun sôi.

Sử dụng nước đun sôi này xông toàn thân cho toát mồ hôi, sau đó lau sạch và thay quần áo. Khi sử dụng phương pháp xông hơi chữa nhiễm phong hàn, người bệnh cần lưu ý phải chườm kín người khi xông, tránh gió lùa. Đặc biệt, không được sử dụng phương pháp xông hơi cho trẻ nhỏ để điều trị nhiễm phong hàn.