Chinh phục kiến thức với 11 cách học thuộc nhanh nhất

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video cách để học thuộc bài nhanh nhất

Mỗi khi chuẩn bị đến các kỳ thi quan trọng, bạn vẫn thường đau đầu không biết làm như thế nào để có thể học thuộc bài nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với khối lượng học lớn, bạn cần phải tìm cho mình những phương pháp học để ghi nhớ nội dung tốt, biết cách sắp xếp khối lượng kiến thức sao cho phù hợp. Hãy cùng Truonghoc247 tìm hiểu về các phương pháp học thuôc nhanh và dễ nhớ nhất để chinh phục kỳ thi.

11 cách học thuộc nhanh giúp bạn nắm chắc kiến thức

Chia nhỏ tài liệu cần học thuộc

Mỗi môn học dù là môn tự nhiên hay xã hội thì khi phải nạp một lượng kiến thức lớn vào đầu chúng ta cũng không thể học thuộc một cách trôi chảy được. Ví thế để tránh gây tâm lý choáng ngợp khi phải đối diện với nhiều kiến thức chúng ta nên chia nhỏ các tài liệu cần học ra thành những phần khác nhau để học dễ dàng hơn.

Ví dụ đối với môn Toán, bạn nên chia ra học phần hình học và đại số riêng vì hai phần này thuộc hai phạm trù khác nhau, có thể tách riêng lẻ được.Trong từng phần chúng ra lại tách nhỏ các ý theo từng dạng toán như vậy sẽ giúp các bạn nhớ bài được lâu hơn.

Đối với các môn xã hội lượng kiến thức sẽ thường nhiều chữ hơn buộc các bạn phải học thuộc chi tiết. Các bạn sẽ chia nhỏ theo khổ, theo đoạn, theo danh mục thời gian… rồi sau đó sẽ tập hợp cả bài lại và đọc thuộc một lần nữa để liên kết chúng lại với nhau.

Ngoài ra bạn hãy nhớ rằng trong một khoảng thời gian bạn chỉ nên cố gắng học một môn, không ôm nhiều môn cùng một lúc như vậy sẽ gây nên sự sao nhãng và không đạt hiệu quả nhớ lâu trong những ngày sau đó. Khi nào quá sức bạn hãy nghỉ khoảng 5-10 phút để nạp lại năng lượng cho đầu óc.

Xác định ý chính của bài học

Từ trước đến nay, các bạn vẫn lầm tưởng học thuộc đó chính là nhớ từng câu từng chữ, nhưng thật ra không phải vậy. Bạn chỉ cần nắm được những ý chính, từ ngữ chính trong vài, vạch rõ ràng các ý ra giấy là bạn đã có thể nắm được 70% kiến thức cần nhớ. Việc nhớ các ý chính sẽ giúp bạn dễ dàng triển khai được các ý còn lại sau đó kiểm tra lại các thông tin xem đã chính xác hết chưa. Bạn sẽ có thể nhớ bài lâu hơn khi nắm được toàn bộ các ý lớn trong bài.

Học thuộc ghi nhớ các bài văn siêu nhanh với phương pháp xác định các ý chính.

Ghi các ý chính ra giấy trong lúc học

Sau khi đã nắm được các ý chính của bài học bạn hãy gấp sách vở lại và viết lại những ý đó ra giấy, đây chính là cách hiệu quả để kiểm tra lại xem bạn đã nắm được thông tin hay chưa. Nếu chưa nhớ hết được các ý chính bạn sẽ mở tài liệu ra và học lại thêm một lần nữa cho đến khi triển khai được hết các ý ra giấy. Khi nhìn vào nội dung trong giấy bạn có thể nói lại nội dung của tất cả các phần mà bạn đã học thuộc. Bạn cũng có thể ghi các mục đó vào những tờ giấy note và dán quanh bàn học của mình để luôn thấy và nhớ kiến thức cũ.

Nhẩm lại bài trước khi ngủ

Khi ngủ chính là khoảng thời gian não bộ của chúng ta được nghỉ ngơi sau một ngày dài học tập làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới gần đây việc học trước khi ngủ có thể giúp con người nhớ kiến thức đó lâu hơn vi giấc ngủ có thể làm nhưng kiến thức đó tái hiện lại trong não. Vì vậy nên trước mỗi giấc ngủ, chúng ta hãy tổng hợp những kiến thức trong ngày lại một lần cuối để giúp não bộ có thể ghi nhớ lại và tái hiện sau giấc ngủ. Ngày hôm sau bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả mà phương pháp này mang lại đó.

Ôn lại bài trước mỗi giấc ngủ giúp cải thiện trí nhớ rõ rệt.

Học nhóm cùng bạn bè

Chúng ta hẳn đã rất quen thuộc với câu nói: “Học thầy không tày học bạn”, kiến thức của thầy cô mang đến cho bạn chỉ là một phần quan trọng là các bạn có biết tận dụng và cùng nhau phát huy nó hay không. Học nhóm chính là một phương pháp mà nhiều người sử dụng nhất vì nó không những giúp bạn cải thiện kiến thức, nâng cao trí nhớ mà còn tạo cho chúng ta tinh thần thoải mái và trong một nhóm sẽ tạo ra sự cạnh tranh tiến bộ để giúp nhau cùng cố gắng.

Tuy nhiên việc học tập theo nhóm này cần đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều nghiêm túc trong quá trình học tập, sẵn sàng trao đổi và cùng giúp đỡ nhau, nên học cùng những người bạn khá giỏi để có thể trao đổi thêm những kiến thức mình còn thiếu xót . Việc học nhóm cũng chỉ nên diễn ra với tần xuất ít khoảng 2-3 buổi/1 tuần, còn lại sẽ là thời gian các bạn tự học là chủ yếu.

Học nhóm sẽ giúp các bạn tiến bộ hơn trong học tập.

Nhắc lại bài học liên tục

Sau khi đã học thuộc bài nếu như chúng ta cứ bỏ như vậy thì chỉ sau một ngày não bộ sẽ tự động đào thải nguồn thông tin đó ra khỏi trí nhớ của bạn. Vậy nên không phải cứ học thuộc là xong, bạn cần phải nhắc lại bài liên tục mỗi ngày để tránh trường hợp học xong rồi lại quên. Ví dụ như những công thức toán, khi bạn học thuộc thì sẽ rất khó nhớ nhưng mỗi ngày bạn đều ghi lại và áp dụng công thức đó vào bài thì hiển nhiên công thức đó sẽ in sâu trong não bộ.

Phương pháp học thuộc theo cách “phóng đại”

Phóng đại được hiêu đơn giản là chúng ta làm quá lên một sự vật, hiện tượng trong thực tế lên một mức độ khác với ban đầu. Khi học thuộc theo phương pháp này có nghĩ bạn sẽ phóng đại điều cần hoc lên một mức độ cao hơn trong quá trình luyện tập sẽ làm kết quả cuối cùng trở nên dễ dàng. Ví dụ như trong Tiếng Anh khi bạn phát âm từ ” Father” có thể phát âm nhấn mạnh về âm tiết đầu hơn “FA-ther” . Bằng cách quen với việc phát âm phóng đại, việc đọc đúng phát âm của bạn sẽ trở dễ dàng hơn.

Cách học thuộc nhanh với sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là một phương pháp học khá phổ biến hiện nay được nhiều chuyên gia đánh giá cao về lợi ích mà nó mang lại. Một số môn học đặc thù như các môn xã hội thường khá nhiều chữ, khi nhìn cả quyển sách như vậy sẽ gây cho các bạn cảm giác chán nản và khó có thể ghi nhớ được. Nếu có thể hình dung hãy chuyển đổi các câu chữ dài dòng thành hình ảnh, thành một chuỗi câu chuyên khác nhau có liên kết về mặt nội dung.

Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học thuộc chính là cách sáng tạo của mỗi cá nhân. Các bạn có thể sâu chuỗi nội dung theo từng hình ảnh, màu sắc, nội dung chính… phổ biến nhất đó chính là sơ đồ tư duy theo nhánh cây, mỗi nhánh cây là một ý chính và từ đó phát triển thêm nhiều nhánh nhỏ. Sau khi hoàn thành xong sơ đồ tư duy bạn sẽ nhận thấy bài học của mình rất dễ đọc và nắm được toàn bộ nội dung bài.

Các thiết kế sơ đồ tư duy khoa học giúp người học nhớ bài hiệu quả nhất.

Liên hệ kiến thức học với thực tế

Lý thuyết thường phải đi đôi với thực hành thì mới giúp người học nhớ và vận dụng những kiến thức đã được học để áp dụng thành công trong thực tế. Đối với những môn có đặc thù riêng như: lịch sử với nhiều sự kiện di tích, đia lý với nhiều khí hậu, địa danh,… việc liên hệ này là vô cùng cần thiết.

Dù bạn có khả năng học thuộc một cuộc kháng chiến lịch sử với rất nhiều địa danh trong thời gian ngắn nhưng cũng không thể ghi nhớ lâu bằng việc bạn được trực tiếp tham quan các di tích lịch sử nắm rõ các sự kiện trên bia đá. Hoặc ví dụ khác như phản ứng của hai chất hóa học với nhau, khi được thực hành cụ thể trong phòng thí nghiệm bạn sẽ lý giải được hiện tượng thí nghiệm trên và hiển nhiên không cần phải cố gắng học thuộc lý thuyết.

Học sinh nên được học song song giữa lý thuyết và thực hành để nhớ và áp dụng kiến thức đã học.

+ Liên kết các thông tin, sự kiện cần học với nhau:

Kết hợp với các phương pháp tìm ra ý chính, vẽ sơ đồ tư duy, sau khi bạn đã nắm được các điểm mấu chốt của bài, bạn cũng cần có thêm một kỹ năng đó là sâu chuỗi các kiến thức có liên quan với nhau tạo thành một nhóm để cụ thể hóa nội dung và tạo thành một mục lớn tổng quát hơn để không bỏ quên kiến thức nào. Hoặc bạn cũng có thể liên kết các môn học có các điểm tương đồng nhau giữa các môn tự nhiên, xã hội với nhau.

Ví dụ, bạn học lịch sử nhớ về sự kiên trận Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo với phương thức là cắm cọc trên sông, bạn có thể liên hệ đến môn Địa lý giải thích lý do chiến thắng của quân ta là sự tính toán về thủy triều, chế độ nước và tốc độ nguồn chảy trên sông. Nhờ sự liên kết các thông tin, sự kiện lại với nhau mà bạn nắm vững được nhiều lượng kiến thức hơn.

Cách học thuộc nhanh bằng phương pháp mã hóa

Phương pháp mã hóa tên khoa học là phương pháp Nenori. Cách học này hướng dẫn học sinh sử dụng để ghi nhớ các bài học trên lớp, giúp học sinh học thuộc các môn như sinh sử địa văn nhanh hơn gấp đôi thời gian lúc trước. Các bạn có thể hiểu đơn giản là việc chúng ta sâu chuỗi các sự vật hiện tượng cần nhớ lại thành một câu chuyện tưởng tượng liên kết và có tính logic.

Một ví dụ cụ thể minh họa: Bạn hãy nhớ và sắp xếp thứ tự đúng của các chữ sau đây: Siêu thị, con chó, bà lão, quả táo, chai nước, cây gậy

Áp dụng cách học Nenori, bạn hãy tưởng tượng như sau:

  • Trên đường tôi đi siêu thị có gặp một con chó vô cùng hung dữ.
  • Tôi liền bỏ chạy đến cửa hàng của một bà lão.
  • Bà lão đuổi con chó đi giúp tôi và tôi đã mua ủng hộ bà vài quả táo.
  • Do quá mệt nên vào siêu thị tôi đã mua liền chai nước để uống.
  • Và trước khi về tôi có cần sẵn theo một cây gậy ven đường để làm vũ khí.

Tiếp theo bạn chỉ cần tưởng tượng câu chuyện một lần nữa là có thể ghi nhớ đúng thứ tự của các từ cần nhớ. Tuy nhiên với cách học này không phải ai cũng có thể làm được nếu như bạn không có một trí tưởng tốt để tổng hợp các sự kiện, hoạt đông một cách hiệu quả.

Cách học Nenori giúp người học gh nhớ bài nhanh chỉ với 1-2 lần đọc.

Xem thêm: 16 phương pháp học online hiệu quả, chinh phục kiến thức

4 mẹo giúp bạn học thuộc nhanh lâu trôi kiến thức

Luôn giữ cho tinh thần thoải mái

Trước khi bắt đầu vào quá trình học thuộc bài, bạn luôn cần giữ cho tinh thần được thoải mái không bị áp lựa bởi những ngoại cảnh xung quanh, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của buổi học. Khi bạn đang bực tức hoặc giận dỗi ai đó, bạn sẽ không thể nào tập trung vào bài được mà luôn nghĩ đến sự việc đã xảy ra và không tiếp nhận được chút kiến thức nào và đầu. Một điều đặc biệt cần lưu ý đó chính là không ép bản thân mình phải học khi tâm trạng không tốt, khi đó bạn hãy chọn cách nghỉ ngơi để thư giãn rồi mới bắt đầu học bài sau.

Tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn tập trung ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Học tập trong một không gian yêu thích

Không gian cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng buổi học của bạn có hiệu quả không. Bạn nên lựa chọn những nơi rộng rãi, thoáng mát, có ánh sáng đầy đủ để thích nghi cho việc học tập. Địa điểm có thể là: phòng riêng, thư viện, quán cafe yên tĩnh,.. Những địa điểm này cần gọn gàng trong lành và không bị tiếng ồn làm ảnh hưởng, như vậy sẽ tăng được khả năng tập trung của bạn, thời gian bỏ ra cũng sẽ tiết kiệm hơn.

Tại bàn học cá nhân của mình bạn cũng cần sắp xếp mọi thứ gọn gàng ngay ngắn một cách khóa học để tạo cảm giác hứng thú mỗi khi ngồi học. Bạn hãy phân loại gọn gành sách vở, đồ dùng cá nhân đặt trên kệ, có thể trang trí thêm một bình hoa thơm tại bàn. Hãy tưởng tượng giữa một chiếc bàn học lộn xộn đề thi, đề thi, đồ dùng sách vở và một chiếc bàn gọn gàng được trang trí hoa thơm thì bạn sẽ chọn cái nào?

Không gian học tập lý tưởng để bắt đầu cho một ngày mới.

Lựa chọn thời gian học tập phù hợp với bản thân

Bạn không nên ép não mình vận động vào các khung thời gian não bộ cần nghỉ ngơi ví dụ như buổi tối muộn hoặc buổi trưa, đó là những lúc cơ thể, trí nhớ cần được nghỉ ngơi sau những giờ học tập làm việc căng thẳng. Ví vậy bạn nên lựa chọn sắp xếp cho mình những giờ học phù hợp nhất để não có thể tiếp thu toàn bộ kiến thức cần thiết.

Nếu như buổi sáng và buổi tối bạn gặp khó khăn trong vấn đề học bài bạn có thể lựa chọn buổi chiều khoảng sau 14h, trước đó bạn có thể chợp mắt ít nhất 30 phút để cho đầu óc tỉnh táo minh mẫn hơn. Và đương nhiên không phải ai cũng giống nhau và ai cũng có thời gian biển riêng, bạn cảm nhận mình có thể tập trung học trong khoảng thời gian nào thì có thể học theo thói quen vào thời gian đó để thu lại hiệu quả tốt nhất. Một gợi ý khác cho các bạn đó là chúng ta nên ôn lại bài qua một lượt vào thời gian trước khi ngủ vì khi đó trí nhớ của bạn sẽ là tốt nhất trong ngày.

Lựa chọn thời gian phù hợp trong ngày cho việc học.

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học để có trí nhớ tốt

Các thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến việc cải thiện trí, việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn có một trí nhớ tốt hơn, tạo tinh thần thoải mái dễ dàng bắt đầu với những buổi học.

  • Đi ngủ đúng giờ: Việc duy trì đi ngủ đúng giờ có khoa học là một điều hết sức cần thiết để cơ thể, trí óc được nghỉ ngơi sau một ngày học tập làm việc mệt mỏi. Bạn không nên bắt ép não mình hoạt động quá lâu, không một thời gian dài như vậy sẽ làm não bộ quá tải và làm giảm quá trình ghi nhớ kiến thức.
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên cố gắng tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày để cải thiện trí nhớ tốt và đầu óc sắc bén hơn. Thậm chí bạn cũng có thể lựa chọn việc chạy bộ 15 phút mỗi ngày hoặc tập Yoga 20 phút trước khi bắt đầu học sẽ giúp trí não của bạn hoạt động nhanh hơn.
  • Thực đơn ăn uống : Bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: cam, bông cải xanh, bí ngô.., các loại cá chứa nhiều axit béo omega-3: cá hồi, cá mòi… Đây đều là các loại thực phẩm cần thiết để duy trì trí nhớ và phát triển não bộ được công nhận từ các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng.
Duy trì thực đơn tốt cho não bộ để cải thiện trí nhớ.

Trên đây là những chia sẻ về các cách giúp bạn có thể học tập một cách khoa học và hiệu quả nhất giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu có những thông tin và kiến thức bổ ích cho mình. Chúc bạn lựa chọn được những phương pháp phù hợp nhất với bản thân để có được kết quả học tập như mong đợi.

Xem thêm: 20 nguồn khoá học online nâng cấp bản thân hàng đầu thế giới