Trước khi tìm hiểu các biện pháp trị hói tóc ở nữ giới thì chị em cần hiểu rõ hơn về tình trạng hói đầu, mời mọi người tham khảo bài viết tổng quan về bệnh hói đầu.
Bạn đang xem: “Bật mí” 10 cách trị hói tóc ở nữ giới đơn giản và nguyên nhân
Hói đầu ở nữ là gì?
Hói đầu ở nữ là tình trạng tóc rụng nhiều và nhiều mảng da đầu hoàn toàn trống trơn, không có lỗ chân lông ở phái nữ. Bệnh hói tóc ở nữ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và dần có dấu hiệu trẻ hóa. Lâu nay, khái niệm hói đầu thường dùng cho nam giới, tuy nhiên trên thực tế, phụ nữ cũng bị hói đầu. Hói đầu ở phụ nữ còn gọi là rụng tóc kiểu nữ. Nó tương tự như chứng hói đầu ở nam giới, tuy nhiên khác với hói trọc đầu như nam giới thì hói đầu ở nữ giới làm lộ một phần da đầu làm mất thẩm mỹ khiến chị em tự ti và mặc cảm. (1)
Bình thường, rụng tóc ở phụ nữ thường xảy ra ở giai đoạn mãn kinh, có đến ⅔ phụ nữ cảm nhận mái tóc khô xơ, gãy rụng ở giai đoạn này. Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến quá trình rụng tóc ở nữ giới. Khi thấy tình trạng tóc rụng nhiều cần có biện pháp khắc phục sớm, hoặc đến gặp bác sĩ da liễu thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Nên nhớ việc điều trị càng sớm càng tốt, để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và giúp tóc mọc trở lại nếu để lâu nang tóc sẽ bị teo, tế bào mầm tóc không còn, tóc sẽ không thể mọc trở lại. (2, 3) Đừng quên xem tiếp bài viết hói đầu di truyền để hiểu rõ hơn nhé!
Hói đầu không chỉ xảy ra ở nam giới mà phụ nữ cũng gặp phải tình trạng này
Nguyên nhân hói đầu ở nữ giới?
Hiện tượng hói tóc ở nữ giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến những nguyên nhân chính sau: (4)
1. Rối loạn thần kinh nội tiết
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rụng tóc, hói đầu ở phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 80% các trường hợp rụng tóc xuất phát từ nguyên nhân rối loạn nội tiết tố, mà cụ thể là suy giảm hormone Estrogen. Theo các chuyên gia, thần kinh nội tiết là yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển của tế bào mầm tóc (là yếu tố quyết định sợi tóc đẹp xấu, dài ngắn, tồn tại lâu hay mau).
Phụ nữ thường trải qua nhiều biến động khiến thần kinh nội tiết bị rối loạn như: giai đoạn sau sinh, cho con bú, thời kỳ mãn kinh cộng với những áp lực trong công việc và cuộc sống khiến tế bào mầm tóc suy yếu. Lúc này, quá trình mọc tóc bị gián đoạn, tóc cũ rụng đi, tóc mới không thể hình thành để thay thế lượng tóc mất đi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng hói đầu ở nữ giới.
2. Dinh dưỡng mất cân bằng
Tóc cũng giống các bộ phận trên cơ thể cần được chăm sóc và nuôi dưỡng. Việc ăn uống mất cân bằng, kiêng khem quá mức cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của tóc. Khi cơ thể thiếu hụt protein, sắt, kẽm, acid béo, vitamin A, C, B2, D sẽ dẫn đến tình trạng tóc kém phát triển, tóc rụng, khô xơ, chẻ ngọn… thậm chí còn bạc sớm. Vì vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ mái tóc của mình được chắc khỏe, chị em cần có chế độ ăn uống đa dạng, khoa học với 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý, chị em cần uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
3. Các vấn đề tâm lý, stress kéo dài
Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mái tóc. Khi cơ thể căng thẳng, đối mặt với nhiều áp lực trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe toàn thân, làn da mà tóc cũng có dấu hiệu rơi rụng nhiều. Nguyên nhân là khi stress, cơ thể sẽ sản sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên chất này là chính là tác nhân làm tổn thương tế bào mầm tóc, gây rụng tóc và hói đầu. Thêm nữa, khi stress, cơ thể sẽ dừng cơ chế sản xuất tế bào mới, trong đó tóc và móng là bộ phận bị cắt giảm đầu tiên khiến cho tóc cũ rụng nhiều mà tóc mới lại không có cơ hội phát triển khiến mái tóc trở nên lưa thưa. Đây cũng là 1 trong những lý do vì sao tóc hói ở phụ nữ nhiều hiện nay.
Thường xuyên căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều
5. Lạm dụng hóa chất
Ngày nay bên cạnh sử dụng các hóa mỹ phẩm từ dầu gội đầu, dầu xả… bằng hóa chất thì việc làm tóc (uốn, duỗi, nhuộm) thường xuyên của chị em cũng chính là “thủ phạm” khiến tóc khô xơ và rụng nhiều hơn. Lạm dụng hóa chất và nhiệt độ cao của các công đoạn làm tóc sẽ phá hủy lớp lipid và keratin ở biểu bì, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng hơn. Ngoài ra, bệnh hói đầu ở chị em phụ nữ còn do các yếu tố khác như thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, môi trường sống ô nhiễm, thói quen bứt tóc, bị các bệnh về da đầu (nấm, vảy nến, eczema…), bị bệnh lý về tuyến giáp (cường giáp, suy giáp) … Khi thấy tóc rụng nhiều không rõ nguyên nhân thì cần thăm khám sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tiến sĩ Lê Thúy Tươi cũng cho biết thêm, các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine đều được tạo thành từ protein. Thiếu serotonin sẽ gây tình trạng căng thẳng, mất ngủ. Dopamin liên quan đến sự thú vị và khuyến khích các cá nhân tìm nguồn để duy trì niềm vui. Vì thế, thiếu hụt protein gây nên tình trạng căng thẳng thần kinh, khí sắc ủ rũ – một trong những yếu tố gây co nhỏ tế bào mầm tóc dẫn đến tóc rụng nhanh, mọc yếu hoặc không thể mọc.
Tình trạng đầu hói tóc ở nữ diễn ra như thế nào?
Thông thường, vòng đời của sợi tóc tồn tại 2-6 năm và trải qua 3 giai đoạn phát triển, bao gồm giai đoạn mọc tóc (chiếm 85-95%), giai đoạn ngưng mọc (1-2%), giai đoạn nghỉ (giai đoạn rụng & chờ rụng, chiếm 5-10%). Tại một thời điểm nhất định tóc phải rời đi, thay vào đó sẽ có sợi tóc mới mọc lên. Theo đó, giai đoạn mọc và rụng tóc luôn song hành cùng nhau, nghĩa là cứ một sợi tóc rụng đi sẽ có sợi tóc mới mọc lên.
Hiện tượng phụ nữ bị hói đầu bắt đầu xuất hiện khi giai đoạn mọc tóc chậm lại, quá trình mọc tóc và rụng tóc không diễn ra đúng chu trình, và cần nhiều thời gian để tóc mọc lại bình thường. Lúc này, các nang tóc co lại dẫn đến sợi tóc mọc lên mỏng yếu và rất dễ rụng.
Nếu chị em quan sát mỗi ngày rụng từ 50-100 sợi thì được xếp vào rụng tóc sinh lý bình thường, tuy nhiên với những người bị hói đầu thì có thể rụng nhiều hơn. Nếu ở nam giới, rụng tóc bắt đầu ở phía trước đầu và giảm dần về phía sau cho đến khi bị hói (hình chữ U, và chữ M hoặc mất đường tóc trán) thì ở phụ nữ ít có khả năng bị hói hoàn toàn, chỉ bị thưa trên toàn bộ tóc, rụng nhiều ở đỉnh đầu, ở ngôi giữa, nhưng đường tóc trán thường vẫn còn.
Cách chẩn đoán tình trạng hói tóc đỉnh đầu ở phụ nữ?
Nếu thấy tóc rụng nhiều thì nên thăm khám ở cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra da đầu, có thể bằng thử nghiệm kéo, bác sĩ dùng tai kéo 1 nắm tóc để xem mức độ rụng tóc, khai thác bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng hoặc có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, nội tiết tố androgen, sắt hoặc các chất khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc…
- Sinh thiết da đầu: giúp kiểm tra phần chân tóc xem nhiễm khuẩn có phải là nguyên nhân gây ra rụng tóc hay không.
- Soi dưới kính hiển vi quang học: bác sĩ sẽ soi phần tóc được cắt ở gốc, giúp tìm ra bất thường.
Cách trị hói tóc ở nữ giới từ các liệu pháp thiên nhiên
Cách chữa trị hói đầu ở nữ bằng phương pháp từ thiên nhiên được nhiều chị em quan tâm, vì lành tính, an toàn, tuy nhiên các phương pháp này cho đến nay chưa có kiểm chứng khoa học nào đánh giá về tình hiệu quả mà chủ yếu là kinh nghiệm truyền tai. Khi sử dụng phương pháp trị hói đầu mới nhất này phải kiên nhẫn duy trì trong thời gian dài mới mong có kết quả.
1. Nước ép hành tây/tỏi
Hành tây và tỏi đều có tính kháng khuẩn, có thể giúp điều trị tình trạng da đầu bị nấm giúp cải thiện tình trạng rụng tóc và kích thích tóc mọc.
Tính kháng khuẩn có thể giúp điều trị da đầu bị nấm hiệu quả
Cách làm:
- Hành tây hoặc tỏi lột vỏ, xay nhuyễn lọc lấy nước.
- Làm ẩm tóc bằng nước ấm, sau đó dùng nước hành tây/tỏi thoa đều lên da đầu, dùng tay massage da đầu khoảng 10 phút rồi ủ tóc 30 phút rồi gội đầu lại với dầu gội đầu.
- Nên thực hiện 2 lần/tuần để đạt hiệu quả như mong muốn.
2. Nha đam
Được biết là nguyên liệu ưa thích của chị em trong việc chăm sóc da, mà ít người biết đến công dụng của nha đam với mái tóc gãy rụng. Nha đam chứa nhiều acid amin, vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, B, C, acid folic, sắt, đồng, kẽm… không chỉ giúp làm sạch tóc, ngăn ngừa gàu, giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng, kích thích tóc mọc.
Cách làm:
- Nha đam chọn bẹ to, gọt vỏ lấy ruột trắng, xay gạn bã lấy nước.
- Làm ẩm tóc bằng nước ấm rồi dùng nước nha đam thoa lên da đầu và tóc, dùng tay massage da đầu nhẹ nhàng khoảng 10 phút và ủ tóc khoảng 10 phút thì gội đầu lại bằng dầu gội đầu bình thường.
- Duy trì thực hiện 2 lần mỗi tuần giúp tóc phục hồi như mong muốn.
3. Trà xanh
Nước trà xanh là cách trị hói đầu ở nữ được nhiều chị em áp dụng. Trà xanh có chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tóc lão hóa, giúp máu lưu thông tốt hơn nhằm kích thích tóc mọc trở lại.
Cách làm:
- Lấy lá trà xanh nấu nước, sử dụng trà xanh thoa lên da đầu (thoa nhiều ở những vùng da đầu bị hói).
- Massage da đầu và ủ tóc khoảng 1 giờ thì gội đầu lại bình thường.
- Nên thực hiện 2-3 lần/tuần giúp tóc mọc nhanh hơn.
4. Baking soda
Đây là “tuyệt chiêu” không chỉ giúp làm sạch tóc mà còn giúp da đầu không tiếp xúc với với hóa chất trong mỹ phẩm gây rụng tóc, hói đầu ở nữ.
Cách làm:
- Dùng 2 muỗng baking soda pha với 3 cốc nước ấm, trộn đều hỗn hợp và thoa lên da đầu và tóc.
- Ủ tóc khoảng 15 phút thì gội đầu lại sạch với nước.
- Thực hiện 1 lần/tuần để giúp mọc lại dày dặn.
5. Bồ kết
Bồ kết là nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng lâu đời làm sạch tóc, giúp tóc mượt mà và chắc khỏe hơn. Bồ kết có chứa thành phần saponin, saponaretin có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, trị gàu, tiêu diệt nấm da đầu, giảm rụng tóc, kích thích tóc mọc hữu hiệu.
Cách làm:
- Quả bồ kết phơi khô, nướng thơm, bẻ nhỏ và nấu nước để gội đầu.
- Có thể kết hợp bồ kết với sả, lá chanh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Nên thực hiện gội đầu với nước bồ kết 2-3 lần/tuần để đạt kết quả tốt nhất.
6. Tinh dầu bưởi
Tinh dầu bưởi chứa các thành phần như pectin, naringin, vitamin A, C… không chỉ tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn mà còn có tác dụng lưu thông máu, kích thích tóc mọc, cải thiện chứng hói đầu ở nữ.
Sử dụng tinh dầu bưởi mỗi ngày hoặc dùng tinh dầu bưởi sau mỗi lần gội đầu là cách chữa hói đầu cho nữ
Cách làm:
- Dùng tinh dầu bưởi nguyên chất trộn với dầu gội để gội hoặc có thể dùng tinh dầu bưởi xịt lên da đầu đã gội sạch và massage da đầu khoảng 10 phút cho tinh dầu thẩm thấu vào da đầu và để tóc khô tự nhiên.
- Nên sử dụng tinh dầu bưởi mỗi ngày hoặc dùng tinh dầu bưởi sau mỗi lần gội đầu giúp tóc mọc lên chắc khỏe.
7. Dầu dừa
Dầu dừa chứa dồi dào hàm lượng lớn acid béo, acid lauric, capric giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nấm da đầu, kích thích sự phát triển của tóc, dưỡng ẩm cho mái tóc khô xơ. Đừng bao giờ quên tận dụng công thức trị hói tóc ở nữ giới này nhé!
Cách làm:
- Lấy một lượng dầu dừa làm ấm là thoa đều lên tóc, massage nhẹ nhàng da đầu, ủ khoảng 30 phút cho dầu dừa thấm vào da đầu và tóc.
- Sau đó, gội kỹ lại với dầu gội đầu.
- Thực hiện 1-2 lần để giúp tóc phục hồi.
8. Mật ong
Mật ong được xem “thần dược” không chỉ đối với sức khỏe mà còn có tác dụng tuyệt vời với da và tóc. Chăm sóc tóc với mật ong là cách chữa hói đầu cho nữ được nhiều người tìm đến. Mật ong chứa nhiều dưỡng chất vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp làm sạch da đầu, cung cấp dưỡng chất giúp tóc phát triển chắc khỏe, cung cấp độ ẩm cho tóc, cải thiện tình trạng rụng tóc, hói đầu ở nữ giới.
Cách làm:
- Lấy ¼ chén mật ong nguyên chất pha với nước sau đó thoa đều lên tóc đã được làm ẩm.
- Massage da đầu và tóc khoảng 10 phút rồi lấy mũ trùm đầu, ủ khoảng 30 phút thì gội lại với dầu gội.
- Thực hiện 2-3 lần/tuần giúp chị em lấy lại mái tóc thanh xuân.
Cách điều trị chứng hói đầu ở phụ nữ bằng thuốc Tây y
Bên cạnh các biện pháp chữa trị hói tóc ở phụ nữ bằng các nguyên liệu tự thiên nhiên, thì việc thăm khám chẩn đoán sử dụng thuốc Tây được xem là giải pháp điều trị có khả năng giảm thiểu tình trạng rụng tóc bằng các loại thuốc được phê duyệt. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường đi kèm với một số tác dụng phụ không mong muốn mà người dùng phải tìm hiểu và cân nhắc trước khi sử dụng. Sau đây là một số loại thuốc trị hói đầu ở phái nữ:
1. Minoxidil (Rogaine)
Đây là loại thuốc duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị chứng hói đầu ở phụ nữ. Thuốc được sử dụng là thoa lên da đầu mỗi ngày giúp tóc mọc trở lại ở 81% số phụ nữ sử dụng. Minoxidil hoạt động theo cơ chế kéo pha mọc tóc giúp kéo dài thời gian cho tóc mọc đến hình dạng bình thường của nó. Thuốc sẽ có kết quả trong vòng 6 đến 12 tháng, và cần sử dụng liên tục để duy trì tác dụng. (5)
Xem thêm : Bánh sữa chua bao nhiêu calo? Ăn bánh sữa chua có mập không?
Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ sau đây có thể xảy ra khi dùng Minoxidil: đỏ, khô, ngứa, mọc lông ở những vùng không mong muốn như má.
2. Finasteride và dutasteride
Là 2 sản phẩm được FDA chấp thuận để điều trị rụng tóc ở nam giới, và không được chấp thuận cho phụ nữ. Tuy nhiên, một số bác sĩ lại khuyên dùng chúng cho chứng hói đầu ở phụ nữ. Các nghiên cứu còn đang tranh luận liệu những loại thuốc này có hiệu quả với phụ nữ hay không.
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thuốc trên giúp mọc lại tóc ở những trường hợp hói đầu ở phụ nữ. Các tác dụng phụ của những loại thuốc này là nhức đầu, bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, chống chỉ định với phụ nữ mang thai vì có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nam.
3. Spironolactone (Aldactone)
Là thuốc lợi tiểu, có nghĩa là nó loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó cũng ngăn chặn sản xuất androgen và nó có thể giúp mọc lại tóc ở phụ nữ. Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm: mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, ngực chảy xệ.
Lưu ý, khi uống thuốc này cần phải kiểm tra huyết áp và điện giải thường xuyên. Phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai thì không nên sử dụng thuốc này, vì Spironolactone có thể gây dị tật bẩm sinh.
4. Các giải pháp khác
Ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị trên, thì còn một số biện pháp điều trị hói ở phụ nữ như: bổ sung một số chất mà cơ thể thiếu như sắt, acid folic, acid béo Omega -3, Omega-6, chất chống oxy hóa giúp tóc mọc trở lại. Tuy nhiên, khi bổ sung những chất này cần hỏi ý kiến và chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh đó, cách trị hói tóc ở nữ còn một số biện pháp tác động từ bên ngoài bằng các công nghệ như sử dụng tia laser liều thấp để điều trị hói đầu. Phương pháp này sử dụng năng lượng ánh sáng để kích thích tóc mọc lại. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cần chọn nơi thực hiện uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, sử dụng đúng bước sóng để tránh các tổn thương vùng da đầu điều trị. (7)
Cấy tóc tự thân mang lại hiệu quả nhưng chi phí đắt đỏ
Cấy tóc cũng là một giải pháp cho người bị hói đầu gồm có cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân. Phương pháp này bác sĩ sẽ lấy một dải tóc mỏng từ một phần da đầu và cấy chúng vào vùng bị thiếu tóc. Phần mọc tóc lại giống như tóc tự nhiên, tuy nhiên chi phí của phương pháp này khá tốn kém và hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu cũng có thể có lợi. Điều này bao gồm việc lấy máu của bạn, quay ly tâm để tách phần tiểu cầu, sau đó tiêm tiểu cầu của chính bạn trở lại da đầu để kích thích mọc tóc. Liệu pháp này đầy hứa hẹn, nhưng cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu nên chưa được áp dụng rộng rãi.
Các lưu ý trong quá trình chữa hói đầu ở nữ giới
Để quá trình cải thiện rụng tóc, hói đầu ở nữ giới có hiệu quả thì cần phát hiện và điều trị sớm, vì càng để lâu càng khó điều trị, lúc đó nang tóc bị teo thành sẹo, rụng tóc trở thành vĩnh viễn. Nên dùng các sản phẩm uy tín, chất lượng, có cơ chế hoạt động rõ ràng, nên dùng sản phẩm chuyên biệt cho nam và nữ. Bởi theo các chuyên gia, hệ thần kinh nội tiết chi phối quá trình hoạt động của tế bào mầm tóc (là yếu tố quyết định sự sống hình thành và phát triển của sợi tóc). Tuy nhiên, hệ thần kinh nội tiết giữ nam và nữ là hoàn toàn khác nhau, vì vậy, chị em cần sử dụng sản phẩm chuyên biệt, tác động trúng đích mới có thể giải quyết tình trạng rụng tóc, hói đầu hiệu quả.
Đặc biệt, với những người bị hói lâu năm, cần kiên trì theo đủ liệu trình để tóc sớm phục hồi. Những người trẻ bị rụng tóc nhiều, bên cạnh sử dụng sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng tế bào mầm tóc cần điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày, giảm thiểu áp lực cuộc sống… mới mang đến hiệu quả tích cực và dài lâu. Với riêng người rụng tóc có kèm bệnh lý thì cần dùng song song với thuốc điều trị bệnh.
Làm thế nào để ngăn ngừa hói tóc ở phụ nữ?
Để phòng ngừa, và giảm thiểu chứng hói đầu ở phụ nữ, chị em cần thực hiện một số mẹo chăm sóc tóc sau đây:
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung đủ chất sắt từ các loại thực phẩm như rau lá xanh đậm, đậu và ngũ cốc tăng cường.
- Hạn chế làm tóc (uốn, duỗi, nhuộm) có thể làm gãy hoặc hư tổn tóc, chẳng hạn như ép tóc, thuốc tẩy và uốn tóc. Chỉ nên thực hiện 6 tháng/lần.
- Một số thuốc điều trị có thể làm rụng tóc, nếu gặp tình trạng này, hãy báo ngay với bác sĩ xem liệu bạn có thể chuyển sang loại thuốc khác có tác dụng tương tự hay không.
- Nói “không” với thuốc lá, bởi đây là yếu tố làm hỏng các tế bào mầm tóc và có thể làm tăng tốc độ rụng tóc.
- Đội mũ khi bạn đi ra ngoài: Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể làm hỏng tóc của bạn.
Các câu hỏi thường gặp
1. Phụ nữ bị hói đầu có mọc lại được không?
Hói đầu có thể giúp tóc mọc trở lại nhưng cần can thiệp kịp thời và đúng cách trước khi tế bào mầm tóc teo đi. Ngày nay bằng các nghiên cứu chuyên sâu ở mức độ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên nhân gốc rễ của tình trạng rụng tóc gây thưa tóc và hói đầu là do tế bào mầm tóc bị suy yếu. Tế bào mầm tóc nằm sâu bên trong nang tóc, được ví như “hạt giống” quyết định “sự sống” xấu đẹp, chắc khỏe hay yếu ớt, và cả “tuổi thọ” của sợi tóc. Vì vậy, giải pháp cứu nguy cho mái tóc bị hói là cần chăm sóc và nuôi dưỡng các “hạt giống” nảy mầm khỏe mạnh kịp thời.
2. Con gái ở tuổi 20 có dễ bị hói đầu không?
Như trình bày ở trên, rụng tóc hói đầu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, ngoài yếu tố tuổi tác như rối loạn nội tiết tố thì chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, các vấn đề tâm lý căng thẳng, trầm cảm, lạm dụng hóa chất trong làm đẹp, cơ thể gặp bệnh lý và sử dụng các phương pháp điều trị bệnh (viêm nhiễm da đầu, bệnh tuyến giáp, tim mạch, tiểu đường, hóa trị, xạ trị)… cũng chính là “thủ phạm” khiến tóc rơi rụng hói đầu. Vì vậy, dù ở độ tuổi 20 vẫn có khả năng bị hói đầu nếu gặp phải những yếu tố nêu trên.
Giải pháp khoa học mới trong việc cải thiện rụng tóc, hói đầu ở nữ giới an toàn, hiệu quả
Nhờ phát hiện đột phá về tế bào mầm tóc, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hướng đi mới trong việc điều trị chứng rụng tóc hói đầu ở nữ giới. Tế bào mầm tóc được xem là nguồn gốc hình thành, phát triển nên một sợi tóc. Chúng chịu sự tác động, chi phối của thần kinh nội tiết, dinh dưỡng và một số yếu tố khác để biệt hóa thành một sợi tóc hoàn chỉnh. Số lượng và chất lượng của tế bào mầm tóc đóng vai trò quan trọng trong việc khởi đầu một sợi tóc dày hay mỏng, khỏe hay yếu, đẹp hay xấu, ngắn hay dài.
Qik Hair với 2 công thức chuyên biệt cho nam và nữ giúp cân bằng thần kinh nội tiết, cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc hình thành và phát triển khỏe mạnh
Từ đó, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hoạt chất Cynatine® cùng các tinh chất đặc hiệu đã cho ra đời sản phẩm Qik Hair với 2 công thức độc quyền cho nam và nữ trong công thức CLI-α (Qik Hair cho nam) và CLI-β (Qik Hair cho nữ) thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển theo cơ chế chuyên biệt cho nam và nữ. Cụ thể, công thức CLI-β dành cho nữ giúp cân bằng thần kinh nội tiết, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho quá trình biệt hóa của tế bào mầm tóc, bảo vệ tế bào mầm tóc trước các yếu tố gây hại… Từ đó giúp cải thiện hiệu quả các vấn đề về tóc như rụng tóc, thưa tóc, tóc khô xơ dễ gãy, hói đầu…
Bên cạnh cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh, là “cội nguồn” của sợi tóc là cách trị hói tóc ở nữ hiệu quả thì chị em cần có lối sống tích cực, kiểm soát stress, có chế độ ăn uống khoa học, duy trì rèn luyện thể dục thể thao để giữ tinh thần thoải mái để có thể cân bằng cuộc sống tốt nhất góp phần giúp mái tóc phát triển khỏe mạnh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp