Cách diệt rệp sáp bằng nước rửa chén đơn giản, hiệu quả

Video cách diệt rệp trắng bằng nước rửa chén

Bệnh rệp sáp đang là nỗi băn khoăn lớn của nhiều bà con nông dân hiện nay. Loài côn trùng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả của cây trồng. Cùng tìm hiểu một số cách diệt rệp sáp từ các chuyên gia để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh rệp sáp là gì?

Rệp sáp còn có tên gọi khác là Planococcus citri, chúng ký sinh và phá hoại trên nhiều loại cây trồng và đặc biệt là những loại quả có múi như (cam, quýt, cà phê, bưởi, điều,…). Bên cạnh đó chúng còn gây hại đến 70 loại cây trồng khác nhau, gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp.

Rệp có hình bầu dục, không cánh, có chiều dài 4mm và có nhiều sợi sáp ngắn, dài màu trắng trên mình. Đặc điểm của rệp đực là thon, có cánh, dài 3mm, mắt đen to, chân và râu có lông ngắn.

Vòng đời của một con cái thường trong khoảng 115 ngày và con đực trong thời gian ngắn 27 ngày. Theo đó rệp sáp cái sinh sản vô cùng nhanh chóng, mỗi lần đẻ có thể lên đến 200 – 250 quả. Thời tiết nắng nóng là thời gian thích hợp nhất cho loài côn trùng này sinh sôi và phát triển với tỷ lệ trứng nở vào mùa hè lên đến 91%. Ngoài ra Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho loài này phát triển nhanh chóng.

Nhận biết rệp sáp trên cây trồng

Để nhận biết cách diệt rệp sáp và có biện pháp phòng ngừa sớm thì bà con cần phải nắm rõ những điều sau:

  • Trên thân và lá của cây trồng xuất hiện nhiều đốm đỏ li ti màu trắng có màu trong như nấm mốc. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ có thể thấy chúng chuyển động. Loài côn trùng này không chỉ có màu trắng mà còn có nhiều màu khác như đen, đỏ, hồng hoặc kem nếu đang trong giai đoạn sinh trưởng.
  • Nếu bà con nhìn thấy đốm trắng có lông tơ trên cây trồng thì khả năng đã bị rệp tấn công.
  • Khi bắt đầu tấn công thì trên cây trồng sẽ thấy những con rệp trắng hoặc nâu xuất hiện trên ngọn cây khiến cho lá bị xoăn lại.
  • Bà con có thể kiểm tra mặt dưới lá hoặc nách lá có xuất hiện của rệp hay không.
  • Theo các chuyên gia thì loại côn trùng này bắt đầu gây hại nhất cho cây trồng vào các mùa khô và đầu mùa mưa. Chúng sẽ phá hoại cây trồng từ lúc sinh trưởng ra lá, nở hoa cho tận đến khi thu hoạch.

Rệp sáp được chia thành hai giai đoạn chính như sau.

Giai đoạn sống ký sinh

Lúc này rệp sáp thường được xuất hiện trên gốc cây, khe và rãnh rễ cây ở phần rễ dưới mặt đất sau đó lên tiếp đến phần rễ phía trên. Dấu hiệu dễ nhận biết là cây trồng sẽ chuyển từ màu xanh dần sang màu vàng.

Giai đoạn sinh trưởng

Tại giai đoạn này thì rệp sáp sẽ xuất hiện tại cuống hoa. Sau khi hoa nở thì chúng bắt đầu hút nhựa cây và khiến cây bị mất dinh dưỡng không nuôi được quả hoặc kém phát triển.

Diệt rệp sáp bằng nước rửa chén có hiệu quả hay không?

Nước rửa chén là loại dung dịch tẩy rửa này cũng giống với nhiều loại xà phòng khác, không gây tổn hại cho con người nhưng lại là khắc tinh của nhiều loại côn trùng.

Tiến hành phun nước rửa chén lên đây trồng đang bị rệp tấn công, sau đó nước rửa chén sẽ khô lại tạo nên một lớp màng bọc rệp sáp. Điều này khiến chúng không thể hô hấp và nhanh chóng chết ngay sau đó. Vì thế nước rửa chén được xem là có mức độ sát thương vô cùng cao khi sử dụng nước để diệt côn trùng đặc biệt là rệp sáp.

Chi tiết cách diệt rệp sáp bằng nước rửa chén

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Một chai tinh dầu hương;
  • 10ml nước rửa chén;
  • 1,5 lít nước;
  • 2 muỗng canh dầu ăn;
  • Bình xịt phun sương.

Cách thực hiện chi tiết như sau:

  • Bước 1: Bạn cho đồng thời các nguyên liệu bao gồm: 10ml nước rửa chén, 10 giọt tinh dầu, 2 muỗng dầu ăn và 1,5 lít nước sau đó khuấy đều để hòa quyện.
  • Bước 2: Cho dung dịch thu được vào bình xịt và xịt vào những nơi rệp tấn công.
  • Bước 3: Đợi khoảng vài tiếng sau khi hỗn hợp khô hẳn thì bạn hãy vệ sinh cây lại bằng nước bằng việc lau sạch các phiến lá, thân cây, loại bỏ xác rệp và nước rửa chén còn tồn đọng.

Trên đây là cách diệt rệp sáp bằng nước rửa chén cực đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm mà chúng tôi đã tổng hợp từ chuyên gia. Chúc bạn đọc thực hiện thành công và xóa xổ rệp sáp ra khỏi loài cây mình ưa thích nhé.

Hạnh Lê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp