Oxit axit là các oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit, tác dụng với kiềm tạo thành muối hóa học. Oxit axit thường là oxit của phi kim ứng với một axit hoặc kim loại có hóa trị cao. Vậy tính chất hóa học của oxit axit là gì? Cùng GiaLongLab theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Cách gọi tên oxit axit
Cách đọc tên oxit axit
Bạn đang xem: OXIT AXIT LÀ GÌ? TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT AXIT
Tên oxit axit: (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + ‘‘Oxit’’
Chỉ sốTên tiền tốVí dụ1Mono (không cần đọc đối với các hợp chất thông thường)ZnO: Kẽm oxit2ĐiUO2: Urani đioxit3TriSO3: Lưu huỳnh trioxit4Tetra5PentaN2O5: Đinitơ pentaoxit6Hexa7HepaMn2O7: Đimangan heptaoxit
Tính chất hóa học của oxit axit
Tìm hiểu các tính chất hóa học của oxit axit
1. Tính tan
Trừ SiO2 thì hầu hết các oxit axit đều tan trong nước để tạo thành dung dịch axit.
Ví dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO2 + H2O→ H2SO3
2. Tác dụng với oxit bazo tan để tạo ra muối
Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)
Xem thêm : Vải sợi tổng hợp là gì? Đặc điểm, phân loại vải sợi nhân tạo
SO3 + CaO -> CaSO4
P2O5 + 3Na2O -> 2Na3PO4
3. Tác dụng với bazơ tan
Bazo tan là bazo của kim loại kiềm và kiềm thổ mới. Cụ thể, có 4 bazo tan như sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.
P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O
Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ tham gia phản ứng mà sản phẩm tạo ra sẽ khác nhau, có thể là nước + muối trung hoà, muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối.
Gốc axit tương ứng có hoá trị II
Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị I:
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối axit
NaOH + SO2→ NaHSO3
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối trung hoà
2KOH + SO3 → K2SO3 +H2O
Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II
Xem thêm : Sinh ngày 30/11 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 30/11
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối trung hoà
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối axit
SiO2 + Ba(OH)2 → BaSiO3
Đối với axit có gốc axit hoá trị III
Đối với kim loại có hoá trị I:
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 6:
P2O5 + 6NaOH → 2Na2HPO4 +H2O
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 4:
P2O5 + 4NaOH → 2NaH2PO4 +H2O
Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2:
P2O5 + 2NaOH +H2O → 2NaH2PO4
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp