- Crom tham gia vào quá trình trao đổi tinh bột (bột đường) và chất béo. Thiếu crom có thể dẫn đến việc bạn không dung nạp bột đường. Tuy nhiên, cơ chế đằng sau việc này vẫn chưa được làm rõ. Dù vậy, những thực phẩm giàu crom bao gồm lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, đậu cove, bông cải xanh và thịt vẫn rất tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung hằng ngày.
- Magiê cũng được chứng minh là rất có lợi cho lượng đường huyết. Thiếu magiê dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Trong một nghiên cứu, những người có lượng magiê nạp vào cao có nguy cơ mắc tiểu đường thấp hơn 47%. Thực phẩm giàu magiê mà bạn nên bổ sung bao gồm rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, chocolate đen, chuối, quả bơ và đậu.
11. Uống gì để hạ đường huyết nhanh – Rượu giấm táo
Rượu giấm táo có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, trong đó có việc giảm lượng đường trong máu nhờ tác động đến phản ứng của cơ thể với đường và cải thiện độ nhạy insulin.
Bạn đang xem: 15 cách giảm lượng đường trong máu nhanh nhất siêu đơn giản
Xem thêm : Tổng hợp 21+ cách làm đồ ăn vặt từ bột mì đơn giản mà ai cũng mê
Để kết hợp giấm táo vào chế độ ăn uống của bạn, bạn có thể thêm vào món salad trộn hoặc pha vào trong nước lọc để uống.
Tuy nhiên, bạn cần xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rượu giấm táo nếu đang dùng thuốc giảm lượng đường trong máu.
12. Cách hạ đường huyết với quế
Trong một nghiên cứu, quế được chứng minh là cải thiện độ nhạy cảm insulin bằng cách giảm sự đề kháng insulin ở cấp độ tế bào. Các nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm lượng đường trong máu tới 29%. Nó làm chậm sự phân hủy chất bột đường trong đường tiêu hóa, làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Xem thêm : Tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Quế cũng hoạt động tương tự như insulin, mặc dù ở tốc độ chậm hơn nhiều.
13. Cách giảm lượng đường bằng ăn hạt cỏ cà ri
Ăn gì để hạ đường huyết nhanh nhất? Hạt cỏ cà ri là một nguồn chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy hạt cỏ cà ri có thể giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Nó cũng giúp giảm đường huyết lúc đói và cải thiện sự dung nạp glucose.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp