Từ lâu lá trầu không được xem như một “thần dược” bởi nhiều công dụng tuyệt vời, đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. Vậy có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh và cách hơ lá trầu cho bé thế nào cho đúng? Hãy cùng Eco Pharmalife giải đáp vấn đề này nhé.
Lá trầu không có tác dụng gì với trẻ sơ sinh
Tại sao lá trầu lại được sử dụng phổ biến như vậy? Để không bỏ lỡ những lợi ích từ loại lá thiên nhiên này cùng tìm hiểu thêm tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh thế nào nhé.
Bạn đang xem: Hơ lá trầu cho bé có khó không? 5 lời khuyên dành cho mẹ
Giữ ấm cho cơ thể
Công dụng đầu tiên cần đề cập đến đó chính là hiệu quả giúp giữ ấm cơ thể cho trẻ, góp phần tăng sức đề kháng. Trong những tháng đầu mới sinh, nhiệt độ cơ thể trẻ chưa được ổn định và các bé thường chưa thể tự điều hòa thân nhiệt của mình. Vì vậy, hơ lá trầu không cho bé rồi đắp lên các vùng quan trọng như thóp, ngực, bụng, mông hoặc tay chân được xem như một phương pháp để giữ ấm, giúp bé tránh bị nhiễm lạnh, nhất là khi vừa tắm xong. Ngoài ra, đây còn là mẹo chữa khóc đêm cho trẻ (có thể dùng lá đắp trực tiếp hoặc giã nát rồi đắp lên). Có tác dụng rất tốt đối với những trẻ ăn ngủ không ngon, hay quấy khóc đêm nhiều.
Hỗ trợ giảm ho và trị đờm
Nhờ có tính ấm nóng, vị cay nồng mà từ lâu lá trầu đã được lưu truyền trong dân gian qua nhiều bài thuốc với tác dụng hạ khí, tiêu viêm. Khi trẻ bị ho do cảm lạnh, ta hơ nóng lá trầu đắp lên phần ngực và lưng có thể làm ấm phổi, hỗ trợ trong việc thông khí và tan đờm. Đây là một trong những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu khá hiệu quả. Trong trường hợp trẻ ho nặng hoặc kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị.
Giúp chữa hăm và khử trùng tốt
Tinh dầu trong lá trầu chứa hàm lượng cao các hợp chất phenolic, chủ yếu là betel-phenol và chavico có tác dụng chống viêm và sát khuẩn mạnh, gây ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên cách chữa hăm bằng lá trầu không cho trẻ đã được nhiều người áp dụng, bằng cách dùng nước đun lá trầu rửa vùng kín của trẻ để tránh bị hăm, đỏ ở vùng bẹn.
Giúp giảm đau và chữa lành vết thương
Cũng nhờ đặc tính kháng viêm cao, lá trầu không còn có công dụng giảm đau hiệu quả khi cơ thể đang bị viêm hay sưng tấy. Đồng thời lá trầu còn giúp các vết thương, vết loét ngoài da mau lành hơn nhờ các chất chống oxy hóa do nó cung cấp có tác dụng làm giảm tình trạng căng thẳng oxy hóa tốt.
Chữa đầy bụng, khó tiêu
Xem thêm : Nguyễn Thúc Thùy Tiên bao nhiêu cân chi tiết
Thêm một công dụng tuyệt vời của lá trầu không là trị chứng chướng bụng, khó tiêu bởi trong thành phần chính của lá trầu có chứa hoạt tính kháng nấm và nhiều đặc tính khác tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Các mẹ có thể cho bé uống nước ép từ lá trầu pha loãng với nước lọc (không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi) hoặc hơ lá rồi đắp lên bụng. Bằng cách này có thể trị táo bón và chữa đầy bụng bằng lá trầu không được hiệu quả.
Chữa nấc cụt
Có nhiều trẻ sơ sinh rất hay bị nấc cụt. Việc dùng lá trầu không sau khi được hơ ấm áp vào thóp thở của bé và giữ nguyên tầm 10 phút sẽ giúp trẻ hết nấc cụt. Cách chữa mẹo dân gian này đã được nhiều bà mẹ áp dụng và đem lại hiệu quả rất tốt.
Hướng dẫn hơ lá trầu cho bé
Quy trình thực hiện hơ lá trầu không cho trẻ sơ sinh đúng cách:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
Dụng cụ: Bếp điện (khuyến khích dùng) hoặc bếp than tùy theo điều kiện của từng gia đình. Nếu sử dụng bếp than: cho lượng than vừa đủ và phải mở cửa đảm bảo phòng được thông thoáng. Nguyên liệu: 5-7 lá trầu không
- Yêu cầu: Lá trầu rõ nguồn gốc, không phun thuốc, chọn lá lành, tươi, không bị sâu.
- Rửa sạch lá với nước muối pha loãng rồi để ráo hoặc lau khô.
Bước 2: Hơ nóng lá trầu và kiểm
- Để lá trầu trên bếp hơ tầm 1-3 phút (Tùy vào nhiệt độ của bếp)
- Đồng thời hơi vò nhẹ để lá trầu tiết ra tinh dầu, giúp phát huy tác dụng nhanh và nhiều hơn
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ lá trầu
Khi nhận thấy lá trầu đã đủ nóng, mẹ cần kiểm tra lại chắc chắn lần nữa trên mu bàn tay mình. Đảm bảo độ nóng vừa đủ để không gây tổn thương cho da bé.
Bước 4: Tiến hành hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh
Mỗi bộ phận nên hơ kĩ một chút sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Tùy vào nguyên nhân sẽ hơ ở các vị trí thích hợp:
- Hơ ngực và lưng hoặc bàn tay, chân: giúp giữ ấm phổi và cơ thể (Tầm 15 lần)
- Hơ bụng: giúp trẻ ít bị nhiễm lạnh, giảm chướng bụng, khó tiêu (Tầm 10 lần)
- Hơ đỉnh đầu: làm ấm vùng thóp thở đang còn rộng, giúp bé cứng cáp hơn (Tầm 10 lần)
- Hơ vùng bẹn: chống viêm, hăm (Tầm 5-7 lần)
Hơ lá trầu không cho trẻ chỉ là phương pháp hỗ trợ trong việc chăm sóc trẻ chứ không thể chữa trị hoàn toàn nếu trẻ mắc bệnh. Cần thực hiện việc hơ lá trầu trong khoảng thời gian dài, đều đặn tầm 1-2 tháng để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Xem thêm : Quy đổi: Một cốc bằng bao nhiêu aoxơ (ounce)
https://ecopharmalife.vn/bai-viet/vang-da-o-tre-so-sinh-bao-lau-thi-het/
Hơ lá trầu cho bé trước hay sau tắm?
Chắc hẳn đây cũng là thắc mắc chung của nhiều ông bố, bà mẹ bỉm sữa khi sử dụng phương pháp này. Vậy nên hơ lúc nào để tận dụng được tối đa lợi ích mà lá trầu đem lại? Theo nhiều ý kiến và lời khuyên từ các chuyên gia, việc hơ lá trầu không cho bé sơ sinh ngay sau khi tắm xong là phù hợp nhất. Vì khi đó cơ thể của trẻ đã sạch sẽ, kết hợp với massage sẽ giúp cho tinh dầu trong lá dễ dàng thấm qua da được nhanh hơn, giúp bổ sung được canxi và kháng khuẩn cho bé. Ngoài ra việc hơ lá trầu cho trẻ sau khi tắm còn có tác dụng giúp giữ ấm cơ thể, tránh cho trẻ bị cảm lạnh. Lưu ý: Đối với nhiều trẻ chưa được vệ sinh cơ thể kỹ càng, việc hơ lá trầu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm rốn của bé và phát sinh nhiều vấn đề khác.
Hơ lá trầu cho bé ngày mấy lần?
Tùy vào cơ địa, thể trạng và từng loại bệnh hay cần hơ ở bộ phận nào của bé mà các mẹ nên cân nhắc cho trẻ hơ lá trầu bao nhiêu lần trong ngày. Do trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, chưa thích ứng được với quá nhiều lần hơ, chỉ nên hơ 1- 2 lần/ngày hoặc ít hơn tầm 2 – 3 ngày/lần nhưng cần đảm bảo duy trì trong thời gian dài để có được hiệu quả nhất định. Nên hơ lá cho bé vào buổi sáng hoặc chiều. Mỗi lần hơ tầm 10- 15 phút, tránh để lá trầu quá lâu trên da bé.
Cần lưu ý gì khi hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh
Trong quá trình hơ lá trầu cho bé sơ sinh, các bậc cha mẹ cần cẩn trọng và chú ý trong từng bước thực hiện và cách sử dụng các loại dụng cụ tránh xảy ra những sai sót gây hại đến trẻ. Đặt bếp trong khi hơ lá trầu ở khoảng cách đủ xa. Phòng trường hợp khi trẻ quẫy đạp sẽ đụng trúng.
- Nếu phòng kín thì không nên dùng bếp than để hơ lá. Dễ gây ngạt khí than và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc khí CO khi đốt than trong phòng kín. Trong đó có cả những sản phụ và trẻ sơ sinh mới chỉ vài tuần tuổi.
- Tuyệt đối không hơ lá trầu lên miệng vết thương đang hở hoặc vùng da bị trầy xước trên cơ thể của bé.
- Không được vừa hơ lá trầu vừa thoa dầu nóng cho bé. Do làn da trẻ sơ sinh còn rất mỏng và nhạy cảm, dễ gây phồng rộp, tổn thương cho da bé.
- Khi thời tiết lạnh, không nên cởi hết đồ của bé ra để đắp. Vì hệ hô hấp trẻ còn yếu, cách đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh như vậy có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh và làm bệnh càng nặng hơn.
- Không nên lạm dụng phương pháp hơ lá trầu không để trị bệnh cho trẻ.
Nếu tình trạng bệnh vẫn kéo dài hay trẻ gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào như bị kích ứng, nổi mẩn…trong quá trình sử dụng lá trầu, cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị. Hy vọng qua bài viết của Eco Pharmalife, các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về tác dụng của lá trầu không cũng như cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh thế nào cho an toàn và đem lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc bé.
https://ecopharmalife.vn/bai-viet/la-tam-chua-vang-da-cho-tre-so-sinh/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp