Bạn là học sinh, có lẽ việc học bài ở nhà từ 1 – 2 tiếng mỗi ngày là điều hết sức bình thường. Không những vậy, trước mỗi kỳ thi, lượng thời gian ôn luyện hoàn toàn có thể tăng hơn nữa. Thế nhưng, ép não bộ làm việc liên tục có thể khiến bạn trở nên căng thẳng, mệt mỏi và gây ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Liệu có bí quyết nào để rút ngắn thời gian học, mà lại giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hiệu quả hơn?
Bạn đang xem: 6 Bí quyết giúp bạn học bài mau thuộc – hiệu quả – nhớ lâu
CÓ ĐẤY – Dưới đây là 6 phương pháp cực đơn giản giúp bạn học nhanh nhớ lâu. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không có một “đáp số” nào đủ điều kiện thỏa mãn mọi “bài toán”. Do đó, bạn cần biết vận dụng tùy từng phương pháp cho phù hợp với bản thân.
1: Áp dụng kỹ thuật lặp lại
Đối với những loại kiến thức bắt buộc học sinh cần phải nhớ chính xác từng chi tiết, chẳng hạn như thuộc lòng một bài thơ, thì việc áp dụng kỹ thuật lặp lại để thuộc lòng là rất cần thiết. Nhưng bạn cần biết áp dụng đúng cách!
Lặp lại nhiều lần không đơn giản chỉ là đọc nhẩm. Hãy đọc to từng câu, từng chữ, kết hợp với việc ghi chép lại nhiều lần. Người ta thường nói rằng, 1 lần chép thì bằng 10 lần đọc. Thế nên, viết ra giấy sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, đừng chỉ viết đầy đủ từng câu từng chữ, mà hãy viết bài thơ dưới dạng rút gọn – chỉ giữ lại chữ cái đầu tiên của từng từ để buộc bộ não phải suy nghĩ.
Ví dụ nếu bạn cần học thuộc 4 câu thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Bạn hãy viết lại 4 câu đó như thế này (chỉ viết những chữ cái đầu tiên bạn nhé):
Ttđqkmt
Qxmdoh
Mtgmqbg
Đmhndkt
Từ những chữ cái đơn lẻ ở mỗi câu thơ, mỗi khi học thuộc, nếu không thể nhớ nổi bạn hãy nhìn vào những dòng này và đoán nội dung đầy đủ của đoạn thơ. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy cách ghi nhớ này hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ ngồi đọc nhẩm mà lại dễ buồn ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm cho đoạn thơ dễ nhớ hơn khi biến nó thành một bài hát. Mặc dù nghe có vẻ khá điên rồ, nhưng khi ngôn từ có âm tiết bay bổng, chúng cũng dễ để lưu sâu vào bộ nhớ dài hạn của trí não hơn.
2: Tách nội dung thành những phần nhỏ trước khi học
Trước một đống bài vở ngổn ngang, nếu bạn học bài một cách không có quy củ, chắc chắn sẽ không hiệu quả. Vì thế, để tránh tâm lý “choáng ngợp” với lượng kiến thức lớn, thì trước khi học bạn nên dành chút thời gian để tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ, đồng thời sắp xếp một cách có khoa học để tiếp thu bài vở nhanh hơn.
Chẳng hạn, với môn ngữ văn, nếu bạn phải học thuộc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ trong 1 tiếng chắc là sẽ rất khó khăn. Nếu bạn chia nó thành 2 hoặc 3 phần nhỏ, và dành thời gian phù hợp để học từng phần, thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đơn giản hơn là nhồi nhét trong một khoảng thời gian ngắn.
Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng, đừng bao giờ học quá nhiều môn khác nhau trong một buổi học bài tại nhà. Nếu bạn cố gắng học thật nhiều môn một cách nhanh nhất trong khoảng thời gian ngắn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lơ mơ và không thực sự nhớ hoặc hiểu về bài học vào ngày hôm sau.
Xem thêm : Tính chất cơ bản của từ trường là? Những điều cần phải ghi nhớ về từ trường
Nếu bạn cảm thấy thiếu tập trung hoặc bế tắc trong khi học bài, thì đừng “quá sức”. Đơn giản thôi, hãy dành cho bản thân 5 – 10 phút thư giãn chẳng hạn như ăn vặt hay đi dạo đâu đó. Nhưng cần tuân thủ, không nghỉ lâu hơn, không trì hoãn, nếu quá mải mê vào các thú vui tiêu khiển giữa giờ chắc chắn hứng thú học bài của bạn cũng sẽ bay đi hết đó.
3: Học bài theo sơ đồ tư duy
Một số môn học có nội dung khá dài dòng,, nên sẽ làm bạn mau chóng ngán ngẩm. Song nếu để ý những môn như là lịch sử, địa lý hay triết học, tuy nhiều chữ nhưng không đòi hỏi bạn phải nhớ nội dung chính xác đến từng chi tiết. Do đó, bí quyết để thuộc nhanh những bài học này chính là học ý nghĩa.
Cụ thể là, chúng ta cần tóm tắt lại nội dung bài học bằng những gạch đầu dòng, sau đó học thuộc chúng và tự diễn giải mạch nội dung theo sự hiểu biết của bản thân.
Với môn tiếng anh hoặc các môn ghi chép nhiều công thức như toán – lý – hóa, bạn có thể tóm tắt các công thức ngữ pháp hay tính toán theo chuỗi sơ đồ tư duy. Cách này vừa giúp nhớ nhanh lại tiện lợi cho việc tra cứu những lúc cần thiết khi làm bài tập.
4: Chọn thời gian tốt nhất để học bài
Thực sự sẽ không có một thời điểm cụ thể trong ngày giúp bạn học thuộc bài nhanh nhất. Mỗi người sẽ có khoảng thời gian phù hợp với riêng mình. Có bạn thì thích học bài vào sáng sớm, nhưng có bạn lại thích học bài sau khi ăn tối đến đêm khuya.
Bài viết này chúng tôi sẽ không khuyên bạn phải học vào một khung giờ bắt buộc nào đó. Thay vì vậy, hãy tự tìm ra cho mình khoảng thời gian bạn thấy lý tưởng nhất cho việc học bài.
Nếu buổi sáng giúp bạn tỉnh táo và có nhiều năng lượng để học bài thì hãy cứ thức dậy để học bài. Còn nếu, ban đêm là khi bạn thấy mình có thể học bài tốt nhất hãy cứ tiếp tục. Tuy nhiên, đừng cố gắng thức quá khuya, vì ngủ muộn sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bạn nhé.
5: Tạo sự kết nối giữa bài học với cảm xúc
Kiến thức là thứ khá khô khan, nên chắc chắn nếu chỉ học vẹt sẽ không hiệu quả. Bạn chỉ như một chiếc máy photocopy, in ra thật nhiều phiên bản, nhưng trong trí óc không hề có sự liên tưởng và kết nối cảm xúc thực sự.
“Tạo sự kết nối giữa bài học với cảm xúc” mệnh đề này nghe có vẻ phức tạp nhưng thực ra để hiểu lại vô cùng đơn giản. Có phải chúng ta thường nhớ một điều gì đó rất lâu nếu có ấn tượng sâu đậm hoặc những cảm xúc mạnh mẽ với nó.
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng, tại sao bạn có thể nhớ từng chi tiết trong một bộ phim yêu thích dài cả tiếng đồng hồ, vậy mà một bài lịch sử dài 2 trang giấy lại chẳng thể ngấm nổi.
Có chăng là vì mỗi khi xem phim chúng ta luôn vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận và tưởng tượng từng phân cảnh. Hơn hết, những tình tiết gay cấn trong phim thường để lại cho người xem rất nhiều cảm xúc khác nhau, buồn có, hạnh phúc có, tức giận cũng có.
Quay trở lại với môn lịch sử, thử tưởng tượng chiến thắng quân nguyên mông trên sông Bạch Đằng giống như một bộ phim cổ trang. Hãy tự nhập vai một nhân vật bạn yêu thích rồi kể lại câu chuyện trong bộ phim ấy. Chắc chắn đây sẽ là bí kíp rất thú vị để giúp bạn ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
Ở một ví dụ khác như là môn toán, những công thức dài khiến bạn mệt mỏi thực sự mỗi khi cố gắng nhớ lại để làm bài tập. Có rất nhiều mẹo hay để ghi nhớ các công thức mà chẳng cần phải cố gắng ghi chép thật nhiều. Vận dụng những vần điệu trong văn thơ Việt nam để học thuộc chúng, chẳng hạn:
Công thức tính diện tích Hình thang, được sáng tạo như sau:
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào
Xem thêm : Navegación
Cộng vào nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra
Có thể cho tới khi già bạn cũng chẳng thể nào quên nổi công thức này với chiêu nhớ bài cực kỳ sáng tạo.
6: Kiểm tra chéo
Với bất cứ một môn học hay bất kỳ một loại kiến thức nào, để nhớ lâu chắc chắn cần thực hành mỗi ngày. Phương pháp này tỏ ra cực kỳ hiệu nghiệm nếu bạn ôn bài theo nhóm, mỗi nhóm 3 -4 bạn. Mỗi người tự ôn luyện kiến thức sau đó, chia cặp và đổi vai trò kiểm tra cho nhau: một người đọc – một người kiểm tra, người này làm bài tập – người kia sửa bài.
Kiểm tra bài học của người khác giúp bạn dễ phát hiện lỗi sai hơn, từ đó cũng là cách rút kinh nghiệm cho bản thân để tránh phạm phải sai lầm.
Khi bạn trong vai trò là người chỉ bài, những hướng dẫn và diễn giải của bạn giúp cho người đối diện dễ ghi nhớ hơn và nó cũng chính là cách giúp bạn tự ôn luyện và ghi nhớ bài học của mình.
Để học bài mau thuộc và lâu quên chắc chắn bạn cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây:
⊗ Thứ nhất, loại bỏ hoàn toàn những thứ gây phiền nhiễu xung quanh như tin nhắn điện thoại, tiếng ti vi, tiếng ồn xe cộ, hãy đóng cửa lại và chọn không gian yên tĩnh để học bài.
⊗ Thứ hai, đừng ép buộc bản thân phải cố gắng tập trung liên tục, chắc chắn bạn cũng không thể làm điều ấy. Vậy nên sau mỗi 30 – 60 phút học hãy nghỉ giải lao từ 5 -10 phút để não bộ thư giãn trở lại bằng việc ra ban công đi dạo hoặc uống một ly nước mát.
⊗ Thứ ba, học xong môn này rồi mới chuyển sang môn khác, tránh ôn luyện nhiều môn học cùng lúc sẽ làm kiến thức của bạn trở nên hỗn loạn giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
⊗ Thứ tư, một vài người cảm thấy tập trung hơn nếu nghe nhạc trong khi học bài ==> vậy thì đây chính là gợi ý hữu ích dành cho bạn nếu bạn đang cần một list nhạc phù hợp khi học tập
⊗ Cuối cùng nhớ ngủ đủ giấc 7 -8 giờ mỗi đêm để không cho cơn buồn ngủ cản trở sự tập trung và ghi nhớ của bạn. Nếu bạn vẫn buồn ngủ mặc dù đêm trước đã ngủ đủ giấc, bạn có thể làm một ly cafe, hoặc thử trải nghiệm Modafinil -Thuốc tăng khả năng hoạt động của não bộ
Modafinil là thuốc thông minh an toàn đầu tiên trên thế giới, được xác nhận bởi các nhà nghiên cứu của hai trường đại học danh tiếng Harvard và Oxford. Những nghiên cứu cho thấy khi sử dụng Modafinil sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung, ghi nhớ, tỉnh táo và loại bỏ mệt mỏi trong vài giờ.
Viết bình luận
Modarlet 200mg – Modafinil
❎ Modafinil là loại thuốc tăng khả năng hoạt động của não bộ hợp pháp được FDA chấp nhận, giúp não độ của bạn sắc bén hơn, giải quyết công việc, học tập tốt hơn phổ biến nhất trên thế giới.
❎ Công dụng tăng cường trí nhớ, sự tập trung, sự sáng tạo, động lực làm việc, tăng cường khả năng ra quyết định hoặc khả năng điều hành ở những người dùng khỏe mạnh. Thuốc cũng giúp loại bỏ mệt mỏi tinh thần trong vài giờ.
❎ Modalert của Sun Pharma là Modafinil được tìm kiếm nhiều nhất, giá cả phải chăng nhất và chất lượng cao nhất trên thị trường.
Hiện hay, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm hàng giả hàng nhái Modafinil và Armodafinil, để phân biệt sản phẩm chính hãng bạn BẤM VÀO ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp