Hiện nay, việc tra cứu nợ thuế doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh,… đã được đơn giản hóa chỉ với vài thao tác khi truy cập vào website trang thông tin của chi cục thuế. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra ở bất kỳ đâu khi chỉ cần có số CMND/CCCD. Trong bài viết này, Trí Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nợ thuế này nhé! Hãy cùng theo dõi.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế doanh nghiệp chính xác nhất
Khái niệm thuế là gì?
Thuế là khoản thu bắt buộc phải nộp vào ngân sách Nhà nước, không hoàn trả trực tiếp và không mang tính đối giá. Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước quy định và được thu dưới hình thức bằng tiền hoặc vật chất.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp hiện nay
- Thuế môn bài (lệ phí môn bài): Đây là loại thuế kinh doanh của tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải thực hiện nộp theo Pháp lệnh công thương nghiệp 1983.
- Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT): Đây là loại thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa hoặc dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất và lưu thông đến tiêu dùng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là loại thuế bị trực tiếp thu vào ngân sách của nhà nước được tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập cá nhân: Đây là khoản tiền được trích từ một phần tiền lương, tiền công hoặc những nguồn thu nhập khác và nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.
*** Thông tin pháp luật khác: Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh
Điều kiện tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên trang Thuế điện tử
Để thực hiện tra cứu nợ thuế doanh nghiệp, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có thiết bị kết nối internet như máy tính để bàn, laptop.
- Doanh nghiệp vẫn còn đang trong trạng thái hoạt động, đã đăng ký dịch vụ khai báo thuế và nộp thuế điện tử với cơ quan thuế.
Để tra cứu nợ thuế Hải quan qua mạng thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thiết bị có kết nối internet ổn định
Hướng dẫn tra cứu nợ thuế doanh nghiệp nhanh chóng
Bước 1: Điền thông tin
- Truy cập vào website trang thông tin điện tử của Cơ quan thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn
- Sau đó vào phần Doanh nghiệp bên phải màn hình và nhấn chọn Đăng nhập.
- Điền các thông tin theo yêu cầu của hệ thống về tên đăng nhập, mật khẩu, đối tượng và mã xác nhận.
Xem thêm : Thắp Hương Bao Lâu Thì Hạ Lễ? Một Số Lưu Ý Khi Thắp Hương
Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp nhanh chóng tại trang thông tin điện tử của cơ quan thuế
Bước 2: Chọn thông tin
Sau khi hoàn tất bước đăng nhập, bạn hãy chọn mục: Tra cứu -> Số thuế còn phải nộp.
Bước 3: Hướng dẫn các đề mục
- Nhấp vào mục Kỳ tính => Loại thuế và nhấn vào Tra cứu.
- Tại mục Kỳ tính thuế, bạn nhập chọn tháng và năm muốn tra cứu.
- Trường hợp chọn tra cứu hết tất cả thuế của doanh nghiệp còn nợ thì nhấp vào ô Loại thuế để chọn mặc định là Tất cả rồi nhấn Tra cứu. Sau đó, tất cả dữ liệu sẽ được truy xuất ra.
Nhằm giúp việc tra cứu nhanh chóng và dễ dàng hơn, bạn nên biết được ý nghĩa của một số mã theo quy định như sau:
- 1701: Là tiền thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp.
- 1052: Tiền thuế TNDN cần phải nộp.
- 2863: Tiền lệ phí môn bài mức(bậc) 2 cần phải nộp.
- 4944: Tiền lãi phát sinh do doanh nghiệp nộp chậm tiền thuế Môn bài (nếu có).
- 4931: Lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế GTGT (nếu có).
- 4918: Tiền lãi phát sinh thêm do nộp chậm tiền thuế TNDN (nếu có).
Tờ khai tra cứu nợ thuế
Bước 1: Chuẩn bị thông tin
- Truy cập vào trang web hỗ trợ tra cứu doanh nghiệp nợ thuế của Tổng cục thuế theo đường link http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
- Sau đó, điền các thông tin nội dung mà hệ thống yêu cầu cần phải nhập. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thông tin mã số xác nhận và mã số thuế cần phải nhập chính xác.
- Nhấn chọn vào mục Tra cứu và trang web sẽ hiển thi cho ra kết quả của tất cả các chi nhánh cùng với CMND hoặc CCCD của người đại diện.
Bước 2: Thực hiện tra cứu
- Truy cập vào trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan: https://tongcuc.customs.gov.vn
- Tại phần Dịch vụ công trực tuyến, bạn hãy nhấn chọn Tra cứu nợ thuế.
Bước 3: Phân tích kết quả
Các kết quả và thông tin bạn cần kiểm tra nợ thuế của doanh nghiệp sẽ được hệ thống hiển thị bao gồm: chi cục mở tài khai, số tờ khai, loại tiền đang nợ,….
Các bước lập tờ khai tra cứu nợ thuế doanh nghiệp tại trang thông tin Tổng cục Hải QuanXem thêm : TOP 30 bài hát hay dành tặng thầy cô 20-11
*** Có thể bạn đang cần: Các loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
Những lưu ý khi thực hiện tra cứu nợ thuế
Để cho việc tra cứu nợ thuế diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bạn hãy lưu ý một số điều sau:
- Sau mỗi lần xem xong các kết quả truy xuất thì nên để ý đến thông báo về tình trạng Khóa sổ vì trong tình trạng Khóa sổ sẽ cho ra các số liệu đáng tin cậy.
- Khi lập giấy nộp tiền, bạn có thể dùng chức năng điền tự động bằng cách chọn vào mục Truy vấn số thuế phải nộp.
Doanh nghiệp trốn thuế bị xử phạt như thế nào?
Việc nộp thuế cho cơ quan Nhà nước là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp. Do đó, khi kiểm tra doanh nghiệp có nợ thuế hay không và phát hiện doanh nghiệp bạn cố tình nợ thuế thì CQT sẽ phải có những chế tài quản lý cho phù hợp nhằm tránh các rủi ro về thất thu ngân sách Nhà nước.
- Một trong những biện pháp đầu tiên mà Nhà nước đưa ra để áp dụng với người nợ thuế dưới 30 ngày là (Quyết định 1914/QĐ-TCT): Cơ quan Thuế sẽ gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật để yêu cầu họ nộp tiền nợ thuế.
- Trong trường nợ thuế từ 31 ngày trở lên: Cơ quan thuế sẽ ban hành 100% thông báo tiền nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp theo quy định theo mẫu số 07/QLN kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015. Thông báo này sẽ được gửi trực tiếp đến địa chỉ người nợ tiền thuế.
- Nợ thuế trên 60 ngày: Cơ quan thuế sẽ ban hành văn bản đôn đốc và trong đó nêu cụ thể các biện pháp cưỡng chế sẽ áp dụng nếu người nộp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế.
- Nợ thuế trễ hơn 91 ngày trở lên: Cơ quan thuế sẽ cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với toàn bộ doanh nghiệp có tiền nợ thuộc diện này.
- Nợ thuế quá 121 ngày: Cơ quan thuế cũng sẽ ban hành quyết định cưỡng chế và thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Sau khi hết thời hạn của quyết định cưỡng chế hóa đơn, nếu doanh nghiệp vẫn chưa nộp hoặc chưa nộp đủ số tiền thuế nợ thì sẽ tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế.
Ngoài ra, biện pháp “nêu tên công khai” đối với thông tin doanh nghiệp hoặc người nợ thuế cũng sẽ được áp dụng đối với các trường hợp đã thực hiện cưỡng chế định kỳ hàng tháng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc tra cứu nợ thuế doanh nghiệp mới nhất hiện nay. Ngoài ra, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline (028) 7304 5969 của Trí Luật để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp