Thông tin kĩ thuật – PHẢI LÀM GÌ KHI BÒ MẸ BỊ TẮC SỮA – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

PHẢI LÀM GÌ KHI BÒ MẸ BỊ TẮC SỮA – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

Bò mẹ bị tắc tia sữa có thể gây đau đớn, thậm chí là bị viêm vú và làm mất sữa hoàn toàn. Để tìm hiểu vấn đề này cũng như tìm cách khắc phục, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

f25f74f8-cc80-48f4-b2ed-92593854ce01
Hình 1:Tìm hiểu chi tiết bò mẹ bị tắc sữa

Nguyên nhân bò bị mẹ bị tắc sữa

Mất sữa hay còn được biết đến là hiện tượng giảm lượng sữa tiết ra của bò sữa. Thường người nuôi sẽ khó được phát hiện cho đến khi lấy sữa hoặc bê con có biểu hiện bị đói do bò mẹ thiếu sữa.

Những nguyên nhân khiến bò mẹ bị tắc sữa có thể kể đến đó là:

  • Mất sữa do viêm vú: Đây là nguyên nhân khá phổ biến và tác nhân gây ra là bởi vi khuẩn làm nhiễm trùng bầu vú làm lượng sữa tiết ra ít.
  • Viêm tử cung: Do trong quá trình sinh đẻ tử cung của bò bị nhiễm trùng, quá trình viêm diễn ra trong nội mạc tử cung.
  • Do nội tiết tố: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sinh đẻ và tiết sữa;
  • Do dinh dưỡng trong thức ăn của bò sữa chứa quá ít chất xơ, ít chất béo và thiếu Vitamin E, Ca;
  • Bò bị nhốt trong chuồng quá lâu, ở nơi có gió lùa, quá lạnh hoặc quá nóng, không đủ không khí, không đảm bảo vệ sinh, bẩn và ẩm ướt thì vật nuôi sẽ giảm sản lượng sữa, thậm chí ngừng sản sinh sữa.
4b8f4df2-7518-4786-8d4c-73affaf0433d
Hình 2: Nguyên nhân bò mẹ bị tắc sữa

Biểu hiện bò mẹ bị tắc sữa

Tuỳ thuộc vào thời điểm, nguyên nhân và mức độ bò bị tắc sữa mà có những biểu hiện khác nhau. Đối với việc tắc sữa do viêm sẽ có những biểu hiện như:

  • Bầu vú của bò bị sưng, có tình trạng sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau, ngưng tiết sữa.
  • Sữa có mùi lạ (hôi, tanh), màu sữa khác thường (sữa sẽ có dấu hiệu chuyển từ màu trắng sang xanh, vàng, đỏ),
  • Thể trạng sữa bò không đồng nhất, có nhiều cặn lợn cợn do tắc sữa nên bị đông vón protein hoặc ngưng kết máu tạo thành.

Ngoài ra, khi tắc tia sữa, bò sẽ có những biểu hiện như:

  • Teo bầu vú: Tế bào vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không phục hồi.
  • Xơ cứng bầu vú: Sờ vào bầu vú của bò thấy hiện tượng rắn chắc hoặc ấn mạnh vào tuyến vú thấy những cục rắn hoặc rắn toàn bộ.
  • Bầu vú hoại tử: Bề mặt bầu vú có những đám màu hồng tím, cứng đau, về sau loét và dẫn đến hoại tử có mủ.
d1611e99-b084-42b6-817f-0825a8a32514
Hình 3: Biểu hiện bò mẹ bị tắc sữa

Cách khắc phục bò mẹ bị tắc sữa

Xác định đúng nguyên nhân gây ra hiện tượng bò mẹ bị tắc sữa giúp người nuôi có thể áp dụng phương pháp xử lý phù hợp nhất, cụ thể:

Do bò mẹ thiếu sữa

Cần kiểm tra bầu vú của bò mẹ, kết hợp với thao tác nặn nếu thấy ít sữa, bầu vú xẹp.

Với trường hợp này, người nuôi chỉ cần áp dụng các biện pháp dân gian. Cụ thể là sử dụng lá bàng nấu chín đến khi tạo thành chất lỏng sền sệt. Để hơi nguội và pha vào đó chút muối.

Sau đó, dùng khăn nhúng nước đã sắc để xoa bóp bầu vú của bò bị tắc, đều đặn 2 – 3 lần/ngày liên tục trong một tuần.

3bbd0e0c-000d-4191-8371-0baa931b9121
Hình 4: Cách chữa bò mẹ bị tắc sữa

Cùng với đó, trong thức ăn hàng ngày của bò mẹ cần bổ sung thêm nhiều các loại chất đạm như đạm sữa, bột cá, ngô, cám… Kèm theo đó là nên sử dụng thuốc kích thích tạo sữa Oxytocin để tiêm cho bò. Cần duy trì tiêm liên tục cho bò trong 3 – 4 ngày liền. Kết hợp với các thuốc tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho bò mẹ như Vitamin C, B1…, bổ sung liên tục trong 2 tuần.

Do vú bò bị viêm

Nếu kiểm tra thấy bầu vú của bò mẹ bị căng đỏ, sưng to, khi dùng tay sờ, ấn vào thì bò mẹ bị đau tức là bò đã bị viêm.

Lúc này, cần khắc phục bằng cách sử dụng dụng dung dịch Vime – Iodine để ngâm bầu vú bị viêm khoảng 5 phút, thực hiện ngày 2 lần. Sử dụng thêm một số loại kháng sinh dạng bơm như: Ceptifi For LC, Cequin For LC…. để bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa.

Đồng thời kết hợp tiêm các loại thuốc tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho bò mẹ như B Complex, Vime-Cafein,… bổ sung liên tục trong 2 tuần.

Phòng tránh bò bị tắc, viêm tuyến sữa

Để ngăn ngừa tình trạng bọ bị tắc tuyến sữa, cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và tiết sữa, đặc biệt là Ca, P và Vitamin D trước và sau sinh. Người nuôi phải tuân thủ các quy tắc:
  • Đồng thời cung cấp cho bò thức ăn hỗn hợp.
11fd7735-6495-419f-a8ce-96024d751e78
Hình 5: Cách phòng tránh bò bị tắc sữa
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi vắt sữa. Rửa bầu vú bằng nước sạch và lau khô bằng khăn.
  • Kiểm tra bò thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn ở đồng cỏ về.
  • Giữ bầu vú của bò sao cho sạch sẽ và khô ráo, xử lý ngay bất kỳ vết nứt nào bằng Vime – Iodine hoặc Vime – Blue Nếu không có dấu hiệu lành, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
  • Đừng bỏ qua các vết loét và viêm trên vud bò.
  • Kiểm tra thú y thường xuyên cho bò.