Như vậy, không phải chườm nóng là biện pháp nên áp dụng ngay khi bị chấn thương để giảm bầm tím và sưng. Vậy, làm thế nào để tan máu bầm trên da? Thông thường, các vết bầm tím sẽ biến mất trong vòng 10 ngày đến 2 tuần mà không cần điều trị. Một số vết bầm tím và tụ máu nghiêm trọng có thể kéo dài một tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, có một số mẹo để giúp vết bầm nhanh tan gồm:
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và kê cao vùng bị thương để ngăn ngừa sưng tấy, giúp giảm đau.
- Thực hiện chườm đá: Chườm đá trong 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi bị thương. Mục đích của chườm đá là làm co mạch và làm chậm lưu lượng máu đến khu vực bị thương, do đó, đỡ bầm tím hơn. Nước đá cũng cũng giúp giảm sưng và giảm đau. Cách chườm lạnh an toàn là cho đá và một chiếc túi nilon là dùng khăn sạch quấn lại. Lưu ý là không bao giờ được pháp chườm đá trực tiếp lên da. Chườm đá không quá 15 phút mỗi lần, thực hiện lặp lại một vài lần trong một đến hai ngày đầu. Nếu bầm tím ở vùng mắt, lưu ý là không đè lên nhãn cầu và phải dùng khăn sạch để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng mắt. Nếu bạn không có đá viên, bạn có thể dùng túi đá hoặc khăn lạnh nhưng tránh dùng thịt sống đông lạnh hoặc bất kì thực phẩm đông lạnh nào vì vi khuẩn có thể xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Thực hiện chườm ấm: Sau hai ba ngày, bạn có thể chườm nóng để thúc đẩy lưu thông máu ở các mạch máu khỏe mạnh xung quanh vết bầm. Cố gắng chườm trong 15 phút ba lần một ngày. Lúc này, chườm nóng tan máu bầm nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chườm ấm quá sớm có thể có tác dụng ngược lại. Với quan điểm chườm nóng giảm sưng và chườm nóng tan máu bầm, nhiều người chườm ấm hoặc thoa dầu nóng lên chỗ chấn thương. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng việc chườm nóng cũng như tắm nước nóng trong vòng hai hoặc ba ngày đầu sau bầm tím có thể gây chảy máu và sưng tấy nhiều hơn do chườm nóng làm giãn mạch.
- Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp bị thương nặng và bầm tím nhiều, bạn có thể cần sử dụng thêm thuốc giảm đau như paracetamol.
- Chế độ ăn: Thực hiện chế độ ăn với các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất lành mạnh giúp cơ thể tự chữa lành vết thương nhanh hơn. Ví dụ bổ sung trái cây và rau quả giàu vitamin C như là ổi, cam, chanh,…
- Uống nhiều nước: việc giữ cho cơ thể đủ nước bằng nước hoặc các loại trà thảo mộc cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, do đó, giúp làm tan máu bầm tốt hơn.
- Tạm dừng việc hút thuốc là vì thuốc lá làm chậm quá trình hồi phục của da và cơ thể.
Như vậy, khi bị các chấn thương làm tụ máu, lúc đầu, bạn nên chườm lạnh trước trong vòng từ hai đến ba ngày rồi sau đó bạn có thể chườm nóng tan máu cục để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm lành vết thương và xóa tan vết bầm tím.
Bạn đang xem: Có nên chườm nóng tan máu bầm?
Xem thêm : Mức xử phạt xe vi phạm lỗi quá tải theo quy định mới năm 2023
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp