Nền dân chủ tư sản so với nền dân chủ chủ nô, so với các chế độ xã hội đã có trước chủ nghĩa tư bản là một bước tiến rất dài. Sự ra đời của chế độ tư bản chủ nghĩa thắng phong kiến nhờ sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó là một nền sản xuất lớn, hiện đại biểu hiện ở việc năng suất lao động cao. Vậy dân chủ tư sản là gì? Các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ tư sản.
Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến dân chủ tư sản.
Bạn đang xem: Dân chủ tư sản là gì?
Dân chủ tư sản là gì?
Dân chủ tư sản là nền dân chủ chật hẹp, dân chủ của thiểu số, chỉ phục vụ lợi ích của một thiểu số nắm quyền lực về kinh tế và chính trị trong xã hội tư bản chủ nghĩa, đó là nền dân chủ mà giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, đồng thời nắm quyền lực trong thể chế nhà nước tư sản và chi phối xã hội ý thức, tư tưởng, lối sống, đạo đức với hệ tư tưởng tư sản, đó là chủ nghĩa tự do cá nhân tư sản.
Bản chất của nền dân chủ tư sản
Nền dân chủ tư sản xét về bản chất không phục vụ cho giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Pháp quyền tư sản thừa nhận trên nguyên tắc pháp lý những quyền của con người, nhưng trên thực tế việc thực hiện những quyền đó đối với quyền chúng nhân dân lao động thường bị hạn chế. Những thành quả dân chủ và tiến bộ xã hội đạt được chủ yếu phải thông qua cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động, của phong trào công nhân trong chủ nghĩa tư bản chứ không phải do giai cấp tư sản cầm quyền tự nguyện thực hiện.
Thể chế nhà nước trong nền dân chủ tư sản
Thể chế nhà nước tư sản tuy là một bước tiến lớn so với nhà nước chủ nô trong thời đại chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến trong chế độ chuyên chế trong xã hội thời kỳ trung cổ xong nhà nước đó vẫn dựa trên nền tảng kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Sở hữu thuộc về giai cấp tư sản nên nhà nước ấy trước sau vẫn chỉ là công cụ nhằm bả vệ lợi ích và duy trì quyền lực của giai cấp tư sản.
Xem thêm : Bà bầu ăn sương sâm được không? Ăn thế nào khi mang thai?
Giai cấp tư sản là một nhóm nhỏ trong xã hội nó đối kháng và xung đột với lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích phổ biến của quyền chúng nhân dân lao động. Quyền lực nhân dân tức là quyền lực công cộng của xã hội ủy quyền vào nhà nước không thể không bị thao túng bởi giai cấp tư sản cầm quyền. Nó đã bị tha hóa chỉ còn mang tính hình thức mà căn nguyên sâu xa của nó là chế độ tư hữu dẫn tới sự tha hóa lao động, tha hóa bản chất con người.
Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ tư sản
Thứ nhất: Về chính trị
– Mang bản chất của giai cấp lãnh đạo xã hội, thống trị xã hội, đó chính là giia cấp tư sản.
– Thực hiện cơ chế: đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập nhưng đảng mà lãnh đạo, nắm trong tay quyền lực là đảng tư sản.
– Bản chất của nhà nước: nhà nước tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản và nhà nước đó thực hiện cơ chế là tam quyền phân lập, đó là quyền lập pháp, hành pháp, quyền tư pháp độc lập với nhau, kìm chế lẫn nhau, kiểm soát lẫn nhau.
Thứ hai: Về kinh tế
– Dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu.
– Tổ chức quản lý nằm trong tay thiểu số (giai cấp tư sản), phân phối theo quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ người bóc lột người.
– Tồn tại mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa gia cấp vô sản với giai cấp tư sản.
Thứ ba: Về tư tưởng, văn hóa, xã hội
Xem thêm : Làm thế nào phân biệt cá tra và cá basa?
– Lấy hệ tư tưởng của giai cấp tư sản làm chủ đạo, giữ vai trò chi phối trong mọi lĩnh vực của đời sống, ý thức xã hội.
– Giai cấp tư sản văn hóa tôn giáo như những công cụ, phương tiện để chi phối, lãnh đạo đời sống tinh thần của xã hội.
Cách mạng dân chủ tư sản là gì?
Cách mạng dân chủ tư sản (còn được gọi là cách mạng tư sản hoặc cách mạng công nghiệp) là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử chính trị và kinh tế thế giới. Nó bắt đầu ở Anh vào thế kỷ 18 và lan rộng sang các nước châu Âu và Bắc Mỹ vào thế kỷ 19. Cách mạng này đánh dấu sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Cách mạng dân chủ tư sản có hai thành phần chính: tư sản và dân chủ. Tư sản đại diện cho các chủ nhà máy, các doanh nhân và các nhà đầu tư, trong khi dân chủ đại diện cho những người lao động trong các nhà máy và nhà máy.
Cách mạng này đưa ra các sáng kiến cải cách, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của những phát minh công nghệ mới để sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn và hiệu quả hơn. Nó cũng khuyến khích sự đầu tư và mở rộng các hoạt động kinh doanh.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến dân chủ tư sản là gì? Các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ tư sản. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp