Lời đáp: Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?
Nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ mà nhận thấy trẻ không tăng cân hoặc tăng cân chậm, hãy đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng cần quan sát biểu hiện của trẻ để xem sữa mẹ có bị nóng như quan niệm dân gian hay không. Nếu thấy trẻ thường bị nổi mụn nhọt, kết hợp với tình trạng bé tăng cân kém và mẹ không biết sữa mẹ bị nóng phải làm sao, hãy cải thiện sữa mẹ bị nóng bằng những cách sau đây:
Bạn đang xem: Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Cách cải thiện sữa mẹ bị nóng hiệu quả
1. Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ
Nếu trẻ có những triệu chứng như trên, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu rau xanh, chỉ toàn đồ kho mặn, đồ chiên nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc chứa những thực phẩm khiến bé bị dị ứng… có thể là “thủ phạm giấu mặt” khiến sữa mẹ nóng.
Xem thêm : Nước nào dưới đây thuộc các nước công nghiệp mới?
Trong trường hợp này, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp và có lợi cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Thực đơn mỗi bữa ăn của mẹ đều cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ và bé, bao gồm:
- Nhóm tinh bột: Thực phẩm cung cấp tinh bột là một nguồn năng lượng quan trọng cho mẹ trong giai đoạn cho con bú. Mẹ nên bổ sung vào mỗi bữa ăn những thực phẩm như cơm, bánh mì nguyên hạt, khoai tây, ngũ cốc, bột yến mạch, bún, mì ống và mì sợi. Lưu ý là mẹ nên ưu tiên sử dụng tinh bột “tốt” từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… thay vì tinh bột tinh chế.
- Nhóm chất đạm: Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Mẹ nên bổ sung thịt, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu, các loại hạt, hải sản ít thủy ngân (cá kiếm, cá thu vua…)… vào chế độ ăn để nhận được đầy đủ dưỡng chất.
- Nhóm chất béo: Mẹ nên bổ sung một lượng vừa phải chất béo lành mạnh từ bơ, sữa, phô mai, sữa chua, quả bơ, cá hồi, cá trích, cá basa…
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Để cải thiện tình trạng sữa mẹ bị nóng, mẹ nên ăn nhiều rau củ và trái cây. Lời khuyên là phụ nữ đang cho con bú nên ăn 3 khẩu phần rau củ/ngày, nhất là rau củ có màu xanh đậm và màu vàng. Đối với trái cây, mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần/ngày và nên ăn trái cây theo mùa, bởi chúng thường chứa ít dư lượng hóa chất hơn. Ngoài ra, việc bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa có thể giúp bổ sung canxi và nhiều khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp