Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, tất cả mọi công việc thanh toán đều được tiến hành qua điện thoại. Vì vậy, bất cứ ai cũng cần có một tài khoản ngân hàng cho dù là học sinh. Tuy nhiên, có khá nhiều người chưa biết về việc tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh thế nào? Cách thực hiện có khó không? Những thông tin hữu ích cho bạn được chia sẻ ngay dưới đây.
1. Học sinh dưới 18 tuổi có thể tạo tài khoản ngân hàng không?
Chính sách của nhà nước ta có quy định rõ ràng công dân đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ CMND/CCCD. Theo đó, học sinh 18 tuổi đã đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng ở các ngân hàng được cho phép. Hầu hết các ngân hàng lớn như Sacombank, Vietinbank, ACB,… đều cho phép mở tài khoản khi có thẻ CCCD.
Bạn đang xem: 2 Cách tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh và điều bạn cần biết
Tuy nhiên, khi đủ 18 tuổi mới có thể mở thẻ ATM. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng về việc mở thẻ ngân hàng cho học sinh. Bạn cần phân biệt rõ ràng về việc tạo tài khoản ngân hàng và mở thẻ ATM là khác nhau. Bạn phải có tài khoản ngân hàng mới có thể mở thẻ ATM.
Điều kiện để tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh dưới 18 tuổi
Để có thể tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh đều phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định. Trong Thông Tư số 19/2016/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước có quy định rõ điều kiện để mở thẻ cho học sinh như sau:
- Đối với trẻ từ 6 – 15 tuổi: Những đối tượng này chỉ có thể mở tài khoản thanh toán phụ dưới sự bảo lãnh của tài khoản chính là tài khoản của bố, mẹ, anh chị trong nhà. Bên cạnh tài khoản thanh toán, bố mẹ có thể tạo tài khoản tiết kiệm cho con.
- Đối với trẻ từ 15 – 18 tuổi: Những khách hàng trong độ tuổi này muốn tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh sẽ được xét duyệt. Tuy nhiên, các tính năng của tài khoản sẽ bị hạn chế. Đặc biệt là tài khoản sẽ không được ghi nợ.
2. Hướng dẫn cách tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh
Có 2 cách tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh đơn giản và khá phổ biến hiện nay. Cụ thể như sau:
Cách 1: Tạo tài khoản Online qua app
Tạo tài khoản ngân hàng trực tuyến qua ứng dụng của ngân hàng là phương pháp tiện lợi nhất được nhiều người sử dụng. Trước khi mở thẻ, bạn hãy tìm hiểu về thông tin và độ uy tín của từng ngân hàng để đưa ra đánh giá phù hợp. Thêm nữa, hãy cân nhắc về biểu phí, ưu đãi mà các ngân hàng đưa ra.
Các bước tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh như sau:
- Bước 1: Tải ứng dụng ngân hàng bạn lựa chọn về điện thoại.
- Bước 2: Đăng ký tài khoản bằng cách nhập thông tin cá nhân theo như ngân hàng yêu cầu. Mã OTP sẽ được gửi về số điện thoại bạn đăng ký xác thực đăng ký thành công.Bước 3: Tên đăng nhập và mật khẩu sẽ được gửi về mail của bạn.
- Bước 4: Cung cấp thông tin CMND/ CCCD theo đúng yêu cầu của ngân hàng. Bạn lưu ý chụp rõ hai mặt thẻ có chứa đầy đủ thông tin.
- Bước 5: Xác thực khuôn mặt của chủ tài khoản theo đúng chỉ dẫn của hệ thống.
- Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ thông tin đã nhập, nếu sai bạn hãy sửa lại ngay lập tức.
Xem thêm : Đất vi bằng có làm sổ hồng, có xây nhà được không?
Trong số các ngân hàng ở Việt Nam, theo tổng hợp đánh giá của người dùng, TP Bank, MB Bank là các ngân hàng có điểm sử dụng tốt nhất về ứng dụng trên điện thoại, miễn phí giao dịch, tư vấn CSKH 24/7. Đặc biệt TPBank có thể rút tiền, nạp tiền hay tạo tài khoản tại Live Bank 24/7, không như các ngân hàng khác phải làm trong giờ hành chính.
8 bước đăng ký làm thẻ TP Bank online đơn giản tại nhà
Cách kiếm tiền trên MoMo 500k đừng bỏ lỡ
Cách làm thẻ MB Bank online trong 5 phút
Hướng dẫn 3 cách mở thẻ VIB online nhanh chóng và tiện lợi
Cách làm thẻ atm cho học sinh khá đơn giản. Khi đã hoàn thành xong các bước làm trên, bạn có thể đăng ký nhận thẻ tại nhà hay tại quầy giao dịch tùy theo lựa chọn nào thuận tiện.
Cách 2: Tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh trực tiếp tại quầy giao dịch
Một trong 2 cách làm thẻ ngân hàng cho học sinh đó là mở tài khoản truyền thống. Mặc dù cách làm này tốn khá nhiều thời gian nhưng lại được nhiều người yêu thích. Hơn nữa, độ an toàn khi mở thẻ tại các chi nhánh ngân hàng cũng cao hơn rất nhiều.
Xem thêm : Các đối tượng cơ bản trong access là?
Quy trình tiến hành mở tài khoản ngân hàng tại quầy giao dịch gồm các bước sau:
- Đến điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng bạn muốn mở tài khoản.
- Xuất trình CMND/ CCCD và yêu cầu được mở tài khoản.
- Khai đầy đủ thông tin vào phiếu theo yêu cầu của ngân hàng. Sau đó, giao dịch viên ngân hàng sẽ giúp bạn hoàn thành thủ tục còn lại.
- Tải app và sử dụng tài khoản. Thẻ vật lý sẽ được ngân hàng cấp sau 7 ngày.
Hiện nay, các ngân hàng thường hỗ trợ học sinh mở thẻ bằng việc cho nhân viên về trường để tiến hành thủ tục. Vì vậy, bạn không cần tốn thời gian di chuyển đến quầy giao dịch đăng ký mở thẻ.
Hướng dẫn 8 buớc làm thẻ Vietcombank online nhanh nhất
2 cách làm thẻ Vietinbank online mà bạn chưa biết
6 bước làm thẻ Agribank online đơn giản và nhanh chóng nhất
3. Học sinh sinh viên nên làm thẻ ngân hàng nào?
Học sinh nên làm thẻ atm nào? Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hầu hết các ngân hàng hiện nay dù là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng tư nhân đều có chương trình mở tài khoản ngân hàng cho học sinh.
Top những ngân hàng có độ uy tín cao gồm:
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TP Bank
- Ngân hàng TMCP Quân đội – MB Bank
- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank
- Ngân hàng Á Châu – ACB
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VP Bank
Trên đây, bạn đã biết cách tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh và địa chỉ ngân hàng uy tín được nhiều người tin tưởng. Dưới 18 tuổi, bạn hoàn toàn có thể mở tài khoản ngân hàng nhưng chưa được mở thẻ ATM.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp