Cán cân xuất nhập khẩu là gì?
Cán cân xuất nhập khẩu – cán cân ngoại thương hay còn có tên tiếng anh là Import – Export balance.
Đây là một khái niệm mô tả bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu so với tổng giá trị nhập khẩu của một quốc gia ở một giai đoạn, thời điểm nhất định. Hiểu đơn giản, đây là một thuật ngữ chỉ mức chênh lệch giữa giá trị xuất và giá trị nhập khẩu.
Bạn đang xem: F247.COM
Cơ cấu xuất nhập khẩu là tổng thể những bộ phận giá trị hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu được hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia, các khu vực có mối quan hệ ổn định, phát triển mạnh mẽ giữa các bộ phận đó trong một thời điểm nhất định dựa trên sự biến động từ điều kiện kinh tế – xã hội.
Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Nga năm 2015
Về đặc điểm, cán cân xuất nhập khẩu phải đảm bảo:
- Tính khách quan thường trực.
- Được thể hiện thông qua số lượng và chất lượng dịch vụ.
- Tính hướng dịch và mục tiêu định trước trong cấu thành.
- Tính lịch sử, bắt nguồn từ một cơ sở cơ cấu nào đó, dần học tập kế thừa và ngày càng phát triển.
- Luôn phải đảm bảo tính hiệu quả cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
- Trạng thái thường trực: phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn.
Cách tính cán cân xuất nhập khẩu
Dựa trên định nghĩa về khái niệm này, cách tính cán cân xuất nhập khẩu tiêu chuẩn được quy định:
Cán cân xuất nhập khẩu = Tổng giá trị hàng xuất khẩu – Tổng giá trị hàng nhập khẩu.
Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, giai đoạn 2016-2021
Để hiểu rõ hơn về công thức tính giá trị xuất nhập khẩu, hãy cùng tham khảo bài tập sau:
Xem thêm : Top 20 phim ma kinh dị cực rùng rợn, ám ảnh nhất từ trước đến nay trong thế giới điện ảnh
Giả sử năm 2000, tổng giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam đạt 11541,4 tỷ USD, tổng giá trị hàng nhập khẩu Việt Nam đạt 11742,1 tỷ USD.
Áp dụng công thức, ta tính được cán cân xuất nhập khẩu = 11541,4 – 11742,1 = – 200,7 tỷ USD.
Vậy có thể kết luận năm 2000, nước ta đang đối mặt với sự thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu đi cùng kết quả “nhập siêu”.
Vai trò của cán cân xuất nhập khẩu
- Đối với hoạt động xuất khẩu: Cán cân xuất nhập khẩu thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng tiêu dùng nội địa, khai thác lợi nhuận từ công tác xuất khẩu để phục vụ cho các hoạt động sản xuất nhập khẩu.
- Đối với hoạt động nhập khẩu: Cán cân xuất nhập khẩu thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gia tăng nguồn hàng hoá, dịch vụ, mở ra sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhận xét cán cân xuất nhập khẩu
- Trường hợp xuất siêu: tổng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu.
- Trường hợp nhập siêu: tổng giá trị nhập khẩu lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu.
Đặc biệt, kết quả của việc tính toán cán cân xuất nhập khẩu cũng sẽ đưa ra “kết cục” của nền kinh tế:
- Nếu mức chênh lệch lớn hơn 0 thì cán cân thặng dư.
- Nếu mức chênh lệch nhỏ hơn 0 thì cán cân thâm hụt.
- Trường hợp mức chênh lệch bằng 0 – đây là mức cân bằng và là trạng thái “tối ưu nhất” cho nền kinh tế.
3 yếu tố chính ảnh hưởng tới cán cân xuất nhập khẩu
Yếu tố xuất khẩu
Xuất khẩu được xem như “chất xúc tác” then chốt làm biến đổi toàn bộ cán cân ngoại thương. Nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ của con người thay đổi liên tục theo các biến số ngoại lai: hoàn cảnh, thời gian,…tác động trực tiếp đến xuất khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia.
Yếu tố nhập khẩu
Khi GDP tăng, xu hướng sẽ tăng mạnh mẽ hơn nhờ yếu tố này, thậm chí, tốc độ tăng trưởng của hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu đôi khi tăng rõ rệt và mạnh mẽ hơn tốc độ GDP. Việc này kéo theo hệ luỵ tình hình nhập khẩu của đất nước sẽ tăng lên theo chiều hướng của giá hàng hoá xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái hiểu đơn giản là tỷ lệ chênh lệch trong trao đổi giá trị đồng tiền giữa hai quốc gia.
Tỷ giá hối đoái biến động sẽ tác động mạnh mẽ đến sự cân bằng của cán cân ngoại thương, thậm chí là một biến động lớn.
Ngoài 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến tình hình cán cân xuất nhập khẩu đã đề cập ở trên. Chúng ta có thể xét đến 2 yếu tố khác như sau:
Tỷ lệ trao đổi
Tỷ lệ trao đổi là biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho hàng hoá nhập khẩu dựa trên mức giá xuất khẩu của nước đó.
Vì tỷ lệ trao đổi được hiểu đơn giản là tỷ số giữa giá nhập khẩu và giá xuất khẩu nên tỷ lệ trao đổi sẽ tác động trực tiếp đến giá trị cán cân thương mại.
Chính sách thương mại và phát triển kinh tế
Việc hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện tình hình cán cân xuất nhập khẩu minh chứng cho việc các chính sách thuế, chính sách bảo hộ sẽ tác động mạnh đến công cụ kinh tế này.
Tình hình cán cân xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê mới nhất từ bộ Công Thương Việt Nam, tính chung trong 10 tháng đầu năm 2022, cán cân xuất nhập khẩu nước ta ước tính đạt 616,24 tỷ USD, tăng khoảng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong đó, tổng giá trị xuất khẩu tăng 15,9%, tổng giá trị nhập khẩu tăng 12,2%. Cán cân ngoại thương hàng hoá trong 10 tháng đầu năm 2022 ước tính xuất siêu khoảng 9,4 tỷ USD.
Dựa trên kết quả đó, trong tương lai Việt Nam định hướng tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp để đảm bảo sự hài hoà của cán cân thương mại, tạo tính bền vững.
Nguồn: Cách tính cán cân xuất nhập khẩu – Công Thức – Ví Dụ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp