Cách tính Lãi cơ bản trên cổ phiếu theo Thông tư 200

Lãi suất có ảnh hưởng khá lớn tới việc có hay không đầu tư vào thị trường chứng khoán. Trong đó, các chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu khá quan trọng. Nó như thước đo thể hiện cho khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty hoặc dự án đầu tư. Vậy Cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo thông tư 200 như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ về Cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo thông tư 200, mời các bạn cùng theo dõi

cach-tinh-lai-co-ban-tren-co-phieu-theo-thong-tu-200

Cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo thông tư 200

1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu được hiểu như thế nào?

Lãi cơ bản trên cổ phiếu tiếng anh là Earning Per Share, được viết tắt là EPS

Lãi cơ bản trên cổ phiếu là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, là khoản lợi nhuận được chi trả cho mỗi cổ phần trên thị trường.

2. Cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo thông tư 200

2.1. Công thức 1

EPS = (Tổng lợi nhuận/lỗ của tất cả cổ đông phổ thông) / (Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang được lưu hành trong cùng kỳ).

2.2. Công thức 2

EPS = (Tổng số lợi nhuận/lỗ – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số cổ phiếu phổ thông BQ đang được lưu hành).

Trong đó: Cổ phiếu phổ thông BQ đang lưu hành = Số cổ phiếu phổ thông đầu kỳ + Số cổ phiếu phổ thông tăng trong kỳ – Số cổ phiếu phổ thông giảm trong kỳ * (Số lượng ngày cổ phiếu được lưu hành/Tổng số ngày trong kỳ).

Lưu ý:

  • Lợi nhuận/lỗ sau thuế được lấy từ chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh.
  • Cổ tức cổ phiếu ưu đãi gồm: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo ở trong kỳ báo cáo và Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế phát sinh trong kỳ báo cáo trừ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế liên quan đến các kỳ trước đã được chi trả.

Trái phiếu bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về trái phiếu như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Trái phiếu là gì?

3. Chỉ số Cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo thông tư 200

Để xác định mức độ lợi nhuận doanh nghiệp mang lại, cần phân tích nhiều chỉ số liên quan lãi cơ bản trên cổ phiếu, trong đó:

  • Cash Ratio: Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt.
  • Current Ratio: Tỷ số thanh toán hiện hành.
  • Return on total assets (Chỉ số ROA): Tỷ suất sinh lời trên tài sản.
  • Return on common equyty (Chỉ số ROE): Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.
  • Return On Sales (Chỉ số ROS): Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu.
  • Quick ratio: Tỷ số thanh toán nhanh (hệ số thanh toán nhanh).
  • Book value: Chỉ số giá trị sổ sách.
  • P/E: Tỷ lệ giá theo thu nhập.

Cụm từ “Chứng khoán” không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những nhà đầu tư. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về chứng khoán? Để trả lời những câu hỏi này, mời các bạn cùng đọc bài viết: Chứng khoán là gì?

4. Tìm hiểu thêm về chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu pha loãng

4.1. Khái niệm

Thu nhập pha loãng trên mỗi cổ phiếu được hiểu là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp được tính bằng cách sử dụng cổ phiếu bị pha loãng hoàn toàn.

Các doanh nghiệp đôi khi sẽ phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm, và các quyền mua mà sau này được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai khiến lãi cơ bản trên cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ thay đổi, do số lượng cổ phiếu phổ thông tăng lên nhưng lại không có thêm dòng tiền chảy vào. Nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu mà bỏ qua các yếu tố trên để dự đoán lãi cơ bản trên cổ phiếu cho tương lai có thể dẫn đến sai lầm.

4.2. Lưu ý

Đối với lãi suất cơ bản trên cổ phiếu âm thì có nghĩa là doanh nghiệp có thể không phát sinh lợi nhuận trong quá trình kinh doanh, hoạt động kinh doanh cũng không hiệu quả. Như vậy, giá cổ phiếu sẽ rất dễ sụt giảm, từ đó nhà đầu tư cần xem xét cẩn trọng trong việc quyết định đầu tư. Còn đối với lãi suất cơ bản trên cổ phiếu dương thì doanh nghiệp đang phát sinh lãi, khả năng chi trả cổ tức cao, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng. Nhà đầu tư nên đầu tư.

5. Những câu hỏi thường gặp.

5.1. Các yếu tố quyết định mức lãi suất cổ phiếu?

  • Cung ứng quỹ từ những người tiết kiệm, đặc biệt chủ yếu là hộ gia đình.
  • Cầu quỹ từ giới kinh doanh. Những người sử dụng quỹ đó để tài trợ những khoản đầu tư vật chất vào máy móc, trang thiết bị và hàng lưu kho.
  • Cung hoặc cầu ròng về quỹ của Chính phủ sau khi đã điều chỉnh theo những động thái chính sách của ngân hàng trung ương và tỷ lệ lạm phát dự tính.

Để đánh giá được triển vọng của công ty, bao gồm dự tính lợi nhuận, cổ tức, dòng tiền, … cần dự kiến lãi suất và đánh giá rủi ro của công ty. Khi đó sẽ ước lượng giá trị nội tại của cổ phiếu. Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra những phán đoán về việc đầu tư trong thị trường chứng khoán.

5.2. Phân tích Lãi cơ bản trên cổ phiếu dựa trên các chỉ số nào?

EPS là một chỉ số quan trọng giúp bạn có thể định được mức độ lợi nhuận. Đồng thời nhận định được khả năng sinh lãi của cổ phiếu. Tuy nhiên, khi tham gia đầu tư cổ phiếu bạn không nên chỉ căn cứ vào EPS làm 1 thước đo tài chính duy nhất. Để đảm bảo hơn bạn nên tham khảo kết hợp với việc phân tích các chỉ số khác nữa.

Trong đó, nổi bật nhất là các chỉ số sau:

  • Cash Ratio: tỷ số thanh toán bằng tiền mặt.
  • Current Ratio: tỷ số thanh toán hiện hành.
  • Return on total assets (Chỉ số ROA): tỷ suất sinh lời trên tài sản.
  • Return on common Equity (Chỉ số ROE): tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.
  • Return On Sales (Chỉ số ROS): tỷ số lợi nhuận trên doanh thu.
  • Quick ratio: tỷ số thanh toán nhanh (hệ số thanh toán nhanh).
  • Book value: Chỉ số giá trị sổ sách.

5.3. Vai trò của lãi cơ bản trên cổ phiếu đối với doanh nghiệp?

Đối với doanh nghiệp EPS thể hiện thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty tạo ra. Nó cũng thể hiện lượng tiền vốn cần thiết để công ty tạo ra được thu nhập ròng. Trong trường hợp hai công ty có chung 1 chỉ số EPS thì bên công ty nào có ít cổ phần hơn thì có nghĩa là công ty đó sử dụng vốn tốt, có hiệu quả hơn.

5.4. Vai trò của lãi cơ bản trên cổ phiếu đối với nhà đầu tư?

Như đã nói ở trên, chỉ số EPS là một trong những biến số quan trọng trong việc định giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, nó cũng là một trong những thành phần chính để tính tỷ lệ giá thu nhập (P/E). Lúc này sẽ có 2 trường hợp:

  • Khi EPS dương: Công ty đó làm ăn có lãi, tỷ lệ trả cổ tức sẽ cao. Từ đó giá cổ phiếu cũng sẽ phát triển, có xu hướng tăng lên.
  • Khi EPS âm: Có thể thấy trong thời gian này công ty đang vận hành không hiệu quả, làm ăn thua lỗ. Như vậy, tỷ lệ trả cổ tức sẽ thấp và giá cổ phiếu sẽ tụt giảm.

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo thông tư 200. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo thông tư 200 hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!Email: [email protected]Hotline: 1900 3330Zalo: 084 696 7979