Trẻ nhỏ có sức đề kháng tương đối yếu, chính vì thế việc kiêng cữ sau mỗi lần trẻ bị bệnh là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Một câu hỏi đặt ra: Liệu rằng trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp ngay nhé.
Tổng quan về bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là 1 nhiễm trùng gây ra bởi virus, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hậu quả là gây tắc nghẽn đường thở và giảm sự trao đổi khí ở phế nang. Nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Bạn đang xem: Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không và cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản ở trẻ em có thể là viêm mạn tính hoặc cấp tính. Nếu như viêm phế quản mạn tính kéo dài từ vài tháng đến vài năm thì viêm phế quản cấp tính chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.
Phần lớn trẻ bị viêm phế quản nhẹ thường bị ho và khò khè, song nhìn chung vẫn ăn uống được và không cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị hay máy thở. Bệnh có thể tự khỏi trong một vài tuần mà không cần điều trị.
Khi mắc viêm phế quản, trẻ sẽ có triệu chứng cảm trong 2 – 3 ngày đầu tiên, cụ thể là có sốt nhẹ, ho và sổ mũi. Sau đó, trẻ bị ho ngày càng nhiều kèm với dấu hiệu khò khè, thậm chí có thể bị khó thở với dấu hiệu điển hình là nhịp thở nhanh và co kéo lồng ngực. Trong trường hợp viêm phế quản nặng, trẻ có thể bỏ bú, tím tái, sốt cao trên 39 độ và mất ý thức. Lúc này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời.
Nếu trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?
Cũng giống như viêm phổi hay các bệnh lý khác, việc chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục đồng thời ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm. Vậy thì trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?
Xem thêm : Bà bầu ăn cá hồi được không? Lời khuyên giúp mẹ bầu ăn cá an toàn
Nhiều quan điểm cho rằng trẻ bị viêm phế quản thì không được tắm bởi tắm sẽ khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm bởi nếu không vệ sinh cho trẻ tốt thì sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cũng như virus xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
Trên thực tế, tắm không phải là phương pháp giúp điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ nhưng việc này có thể khiến trẻ được thư giãn hơn, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng sốt, ho và sổ mũi. Một lưu ý cha mẹ cần nắm được đó là phải tắm cho trẻ bằng nước ấm.
Khác với người lớn, trẻ nhỏ không có khả năng tự tống đờm hay một số dị vật khác ra khỏi cổ họng, chính vì thế tắm nước ấm lúc này là rất cần thiết. Khi tắm, trẻ sẽ hít hơi nước ấm vào và hơi nước ấm này sẽ giúp làm loãng đờm cũng như làm sạch đường thở cho trẻ. Ngoài ra, tắm nước ấm còn mang đến cho trẻ nhiều lợi ích khác như: Giúp cơ thể trẻ được sạch sẽ, giữ ấm cơ thể, thư giãn và giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn từ đó trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu, ít quấy khóc hơn.
Mặc dù câu trả lời cho trẻ bị viêm phế quản có được tắm không là có, tuy nhiên cha mẹ cần tắm cho trẻ đúng cách để tránh tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh và tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi tắm cho trẻ bị viêm phế quản:
- Đảm bảo nhiệt độ nước tắm phải đủ ấm, không quá nóng và cũng không quá lạnh. Nhiệt độ tắm lý tưởng cho trẻ dao động trong khoảng từ 33 – 35 độ C.
- Phòng tắm cần đảm bảo thông thoáng, tránh gió lùa.
- Thời gian tắm: Mẹ có thể tắm cho trẻ vào 2 khung giờ hoặc là 10 – 10 giờ 30 phút sáng hoặc 15 – 15 giờ 30 phút chiều. Mẹ tuyệt đối không tắm cho trẻ sau 16 giờ 30 phút bởi lúc này nhiệt độ trong ngày có xu hướng giảm nhẹ và trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh nếu tắm trong khung giờ này.
- Sau khi tắm cho trẻ xong, mẹ cần dùng khăn khô, sạch và mềm lau khô người và mặc quần áo cho trẻ ngay. Nếu thời tiết lạnh mẹ có thể bật máy sưởi để tránh tình trạng trẻ bị lạnh.
Các phương pháp chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản
Như đã trình bày ở trên, chăm sóc trẻ đúng cách đóng vào trò rất quan trọng trong công tác điều trị viêm phế quản ở trẻ. Bên cạnh việc vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, cha mẹ có thể tham khảo và kết hợp thêm một số cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sau đây:
Cải thiện tình trạng thở khò khè cho trẻ
Tổn thương đặc trưng của viêm phế quản là phù nề niêm mạc, tăng tiết dịch tắc nghẽn phế quản và giãn phế nang. Chính vì thế trẻ bị viêm phế quản thường có biểu hiện khó thở hay thở khò khè. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
- Tăng cường cho trẻ nghỉ ngơi, đảm bảo phòng ấm và yên tĩnh, giảm ánh sáng và tiếng động để trẻ ngủ ngon giấc hơn.
- Mẹ có thể đặt trẻ nằm ở tư thế đầu cao, ngực nâng cao và cổ ngửa vừa phải nhằm duy trì đường thở thông, giảm sự chèn ép vào cơ hoành từ đó giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
- Hút dịch cho trẻ khi cần thiết để tránh tình trạng tắc phế quản.
- Thường xuyên vệ sinh mũi an toàn cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc các dụng cụ chuyên dụng như bình xịt, bóng hút…
Bù nước và điện giải để duy trì cân bằng dịch
Xem thêm : Thuốc kháng sinh chống viêm, tiêu sưng là gì? Lưu ý khi sử dụng
Mẹ có thể bù nước và điện giải cho bé bằng cách cho bé bú mẹ tích cực hoặc uống nhiều nước. Đối với trẻ lớn, mẹ có thể cho bé sử dụng thêm oresol, nước trái cây… Việc cho trẻ uống nhiều nước ngoài có tác dụng bù nước và điện giải còn giúp loãng đờm, giảm ho hiệu quả.
Hạ sốt
Trẻ bị viêm phế quản có thể bị sốt. Để hạ sốt cho trẻ, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Nới lỏng quần áo cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ mặc quần áo mỏng và thoáng mát.
- Chườm ấm vùng trán, nách, bẹn, lòng bàn tay và lòng bàn chân để hạ sốt cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm.
- Sử dụng thuốc hạ sốt theo liều khuyến cáo khi trẻ sốt trên 38,5 độ C hoặc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Đảm bảo dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.
- Đối với trường hợp trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Mẹ có thể chia thành nhiều cữ bú để trẻ đỡ bị nôn ói khi ho nhiều.
- Đối với trường hợp trẻ lớn hơn, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn của trẻ có đầy đủ những nhóm chất thiết yếu. Mẹ cũng có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ép trẻ ăn no trong 1 bữa.
Chắc hẳn qua những chia sẻ trên đây của Nhà thuốc Long Châu bạn đọc đã có cái nhìn chính xác hơn về chủ đề trẻ bị viêm phế quản có được tắm không phải không? Hy vọng sau khi tìm hiểu bài viết trên đây xong, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản. Chúc bé luôn mạnh khỏe và bình an.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp