4. Gabapentin là thuốc trị nấc cụt người lớn
Gabapentin, cũng thuộc nhóm thuốc chống động kinh, nhưng mới hơn nhóm trên, thường được sử dụng trong kiểm soát cơn đau thần kinh, tạo ra sự phong tỏa các kênh canxi thần kinh và tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh dạng ức chế (GABA) ở não, có thể làm giảm khả năng bị kích thích của cơ hoành.
Một nghiên cứu trên 43 bệnh nhân đã ghi nhận thấy sự cải thiện và giảm nấc cụt ở 32 bệnh nhân với liều dùng 900 mg mỗi ngày và ở 9 bệnh nhân với liều 1200 mg mỗi ngày. Gabapentin không có tương tác thuốc nghiêm trọng đã biết và không được chuyển hóa ở gan. Nghiên cứu trên cũng cho thấy 12 bệnh nhân chỉ gặp tác dụng phụ là cơn buồn ngủ thoáng qua.
Bạn đang xem: Khám phá 14 lựa chọn thuốc trị nấc cụt người lớn
5. Baclofen
Baclofen với liều lượng 5 mg x 2 lần mỗi ngày đến 20 mg 3 lần mỗi ngày đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm nấc cụt trong một số nghiên cứu vào năm 1992. Baclofen hoạt động tương tự như chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, tạo ra sự tắc nghẽn trong quá trình dẫn truyền thần kinh, làm cắt cơn nấc. Hiện nó được coi là loại thuốc trị nấc cụt người lớn khá hiệu quả.
Xem thêm : Có thể dùng povidine sát trùng rốn trẻ sơ sinh được không?
Tuy nhiên, baclofen thường gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như chóng mặt, mê sảng, an thần. Mê sảng xảy ra phổ biến hơn ở bệnh nhân suy thận. Vì vậy, hãy cân nhắc và thận trọng khi dùng thuốc.
6. Kết hợp baclofen và gabapentin
Baclofen và gabapentin khi kết hợp với omeprazole và cisapride, hoặc việc sử dụng cả 4 loại thuốc cũng có hiệu quả trong điều trị nấc cụt.
Tuy nhiên, cisapride không thường được dùng do các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra. Lợi ích của việc sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp phải luôn được cân bằng với các tác dụng phụ có thể xảy ra, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền và phải thường xuyên sử dụng một số loại thuốc khác.
7. Metoclopramide
Metoclopramide cũng có tác dụng ngăn chặn dopamin để ngăn nấc cụt nhưng kém hiệu quả hơn so với chlorpromazine. Metoclopramide giúp thúc đẩy tốc độ làm rỗng dạ dày và chuyển động của ruột non.
Xem thêm : Mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bao nhiêu tiền?
Các chất khử bọt như simethicone có thể hoạt động tốt khi kết hợp với các chất tăng nhu động như domperidone và metoclopramide, giúp làm rỗng dạ dày.
8. Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton thường được dùng trong điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một trong những nguyên nhân có thể gây ra cơn nấc cụt là rối loạn về dạ dày thực quản. Trường hợp này người bị nấc cụt cần uống thuốc điều trị đúng vào nguyên nhân. Thuốc ức chế bơm proton thường đảm bảo an toàn và có hiệu quả trong một số trường hợp nhất định.
9. Thuốc trị nấc cụt người lớn: Nifedipine
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp