1.2. Nhiễm nấm Candida khiến rốn có mùi hôi
Theo các nghiên cứu khoa học, nấm Candida là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi rốn. Candida là loại nấm men phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, tối và ấm như nách, háng, bộ phận,… Trong đó, rốn cũng là nơi cư trú và phát triển của nấm Candida, đặc biệt là khi cơ quan này không được vệ sinh thường xuyên.
- Vướng mắc về thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng BLTTHS 2015
- Lịch âm tháng 3 năm 2023: Bí quyết tìm ngày giờ may mắn
- Sự đa dạng của tài nguyên đất ở nước ta là kết quả tác động tổng hợp chủ yếu của các nhân tố?
- Top 10 Idol K-Pop nổi tiếng nhất thế giới: Toàn bộ thành viên BlackPink góp mặt
- Có mấy loại trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành?
Ngoài ra, Candida còn phát triển nhiều ở miệng và cổ họng gây ra bệnh tưa miệng, tấn công vào âm đạo gây nên tình trạng nhiễm trùng nấm men. Bạn cũng có thể bị hăm kẽ nếu chẳng may nhiễm nấm Candida, tình trạng này gây ảnh hưởng xấu đến các nếp gấp trên da như rốn, háng, nách, kẽ tay chân… Da tại vùng bị tổn thương sẽ xuất hiện vảy, màu đỏ và có thể hình thành mụn nước gây ngứa, đau rát…
Bạn đang xem: Nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi
Xem thêm : Tứ Linh là gì? Ý Nghĩa Tứ Linh Vật Long + Lân + Quy + Phụng
Đặc biệt đối với người bệnh đái tháo đường, nguy cơ nhiễm nấm Candida cao hơn bình thường do mức đường huyết cao làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
1.3. Nhiễm trùng rốn
Các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng như phẫu thuật điều trị thoát vị rốn, xỏ khuyên quanh rốn…. làm rốn xuất hiện mùi hôi, khó chịu. Dấu hiệu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng là rốn có mủ kèm mùi khó chịu rò rỉ ra bên ngoài, đau, sưng và cảm giác nóng, mềm khi chạm vào. Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng rốn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
1.4. U nang lông, u nang biểu bì
U nang lông là bệnh lý được đặc trưng bởi sự phát triển của một khối u nang lớn bất thường trong da tại vị trí dưới chân lông. U nang biểu bì là bệnh lý được đặc trưng bởi khối u lớn nằm ở lớp trên cùng của da. Cả hai dạng u nang lông và u nang biểu bì đều chứa chất dịch bên trong, khi phát triển lớn hơn, chúng sẽ vỡ ra khiến chất dịch màu vàng, đặc và có mùi hôi chảy ra. Vùng da quanh rốn có thể mắc các dạng u này dẫn đến tình trạng rốn bị hôi, nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
1.5. U nang bã nhờn khiến rốn có mùi hôi
Xem thêm : Hướng đặt bàn thờ ông táo trong nhà chuẩn phong thuỷ, thu hút tài lộc
U nang bã nhờn hay còn được gọi là u keratin- bệnh lý đặc trưng bởi những cục u nhỏ và cứng phát triển dưới da. Bệnh lý ít phổ biến hơn so với u nang lông và u nang biểu bì nhưng chúng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức, rốn có mùi.
2. Cách xử trí khi rốn có mùi hôi
Trường hợp rốn có mùi hôi liên quan đến vấn đề vệ sinh chưa sạch sẽ và đảm bảo, điều bạn cần thực hiện là thay đổi thói quen vệ sinh rốn thường xuyên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp