Sau uống thuốc Mifestad 200 bao lâu thì ra máu?

Khi phá thai bằng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa trong quá trình sảy thai. Các triệu chứng này sẽ qua đi trong thời gian ngắn, không cần điều trị;
  • Đau bụng: Chị em có thể được kê đơn thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Bạn cũng có thể dùng chai nước nóng hay khăn ấm để chườm bụng;
  • Đau đầu, chóng mặt: Nên uống nhiều nước và nước hoa quả;
  • Sốt trong vài giờ kèm theo ớn lạnh. Triệu chứng này sẽ nhanh chóng qua đi, không gây nguy hiểm.

Phá thai bằng thuốc là thủ thuật an toàn hơn so với nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ các tai biến có thể xảy ra như:

  • Ra máu quá nhiều cần hút thai bằng phương pháp hút chân không;
  • Nhiễm trùng, cần dùng thuốc kháng sinh;
  • Ra máu quá nhiều gây triệu chứng mệt mỏi hoặc chóng mặt, cần được tiếp máu.

Chị em sau khi phá thai nội khoa cần quay lại bệnh viện ngay nếu có triệu chứng:

  • Đau bụng liên tục ngay sau giai đoạn ra máu ban đầu;
  • Ra máu âm đạo quá nhiều: Mỗi giờ thấm hết 2 miếng băng vệ sinh dày trong suốt 2 giờ liền;
  • Sốt trên 38 độ C, kéo dài trên 1 ngày sau khi uống thuốc Misoprostol;
  • Không ra máu trong vòng 24 giờ sau khi dùng thuốc Misoprostol. Lưu ý, người bệnh có thể bị ra máu trong vòng vài tuần nhưng lượng máu phải giảm dần. Nếu không giảm nên đi khám ngay.

Ngoài ra, chị em cũng nên quay lại khám kiểm tra sau 2 tuần để khẳng định đã sảy thai hoàn toàn. Lần khám này là vô cùng quan trọng để bác sĩ đánh giá được tình trạng của người bệnh và đưa ra lời khuyên hoặc chỉ định can thiệp phù hợp.

Câu hỏi uống thuốc Mifestad 200 bao lâu thì ra máu đã được giải đáp chi tiết ở phần trên. Khi dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, phương pháp phá thai bằng thuốc tuy sẽ chấm dứt thai kỳ nhưng chị em có thể có thai trong vòng 2 tuần sau đó nếu xảy ra quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai. Vì vậy, chị em cần đặc biệt lưu ý tới khả năng này.