Tôi và vợ có giấy đăng ký kết hôn và chưa ra tòa ly hôn. Tôi phải làm gì để vợ tôi phải có trách nhiệm với 2 con còn quá nhỏ?
Bạn đang xem: Vợ bỏ đi không có trách nhiệm với con, tôi phải làm gì?
Một bạn đọc gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.
– Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:
Hôn nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, một trong những hành vi bị cấm là:
Xem thêm : Những tội phải chịu quả báo nặng nhất theo lời Phật dạy
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Trường hợp của gia đình anh là vợ chồng đã đăng ký kết hôn và chưa ly hôn nên việc vợ anh bỏ nhà đi và chung sống như vợ chồng với một người đàn ông khác là vi phạm pháp luật, vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Chế tài xử phạt vi phạm pháp luật:
– Xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại khoản 1, điều 59 nghị định số: 82/2020/NĐ-CP ngày 15-7-2023, hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bị phạt tiền ở mức từ 3 – 5 triệu đồng.
* Trình báo cơ quan có thẩm quyền:
Theo quy định tại khoản 1, điều 5 thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tội phạm bao gồm: Cơ quan điều tra; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát các cấp; Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b, khoản 2, điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an; tòa án các cấp; cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Trong trường hợp của gia đình anh, bước đầu tiên anh cần làm đơn trình báo công an xã, phường, thị trấn nơi vợ anh và người đàn ông lạ đang chung sống về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng của vợ anh và người đàn ông đó.
Xem thêm : Kê gà có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng của kê gà
* Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con:
Theo quy định tại điều 110 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014:
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Theo quy định tại khoản 2, điều 82 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy, với quy định nêu trên, vợ anh phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nếu chị không quay về với gia đình (giả dụ anh đã bỏ qua lỗi lầm của vợ).
Trong trường hợp vợ anh không tự nguyện, không đồng ý cấp dưỡng cho 2 con, anh có thể yêu cầu tòa án buộc vợ anh phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại điều 119 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
Trên đây là một số ý kiến của luật sư, mong gia đình anh sớm có được những điều tốt đẹp nhất, các con anh được sự chăm sóc tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp