Hỏi
- Sinh Năm 2006 Mệnh Gì? Tuổi Bính Tuất Hợp Tuổi Nào, Màu Gì?
- Tại sao bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là việc cần thiết cho tương lai của chúng ta?
- Góc Giải Đáp Tắm Cho Mèo Bằng Dầu Gội Đầu Được Không
- HẠN SỬ DỤNG – CÁCH ĐỌC HẠN SỬ DỤNG & CÁCH BẢO QUẢN MỸ PHẨM
- Áo ngực size 32, 34, 36, 38, 40, 42 là bao nhiêu cm
Chào bác sĩ,
Bạn đang xem: Sau cai sữa bị căng tức sữa thì người mẹ cần phải làm gì?
Con đầu của em mới được 9 tháng rưỡi thì em đang mang bầu bé thứ 2 rồi ạ. Em đang cai sữa cho con nhưng lại bị căng sữa. Bác sĩ cho em hỏi sau cai sữa bị căng tức sữa thì người mẹ cần phải làm gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
Khách hàng ẩn danh
Xem thêm : Bị cảm sốt có nên truyền nước không?
Trả lời
Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phùng Thị Lý – Bác sĩ Sản phụ khoa -Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Chào bạn,
Với câu hỏi “Sau cai sữa bị căng tức sữa thì người mẹ cần phải làm gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Xem thêm : Cuối tuần cho bé đi chơi ở đâu TP.HCM? Bật mí 10 điểm đến năm 2022
Các bác sĩ khuyến cáo, người mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú trong khi đang mang thai. Lý do là vì cơ thể người phụ nữ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo. Thậm chí, vẫn có thể cho bé lớn bú sau khi đã sinh bé tiếp theo. Cho bé tiếp tục bú trong khi đang mang thai được cho là hoàn toàn tốt cho hầu hết các bà mẹ, với điều kiện là người mẹ phải ăn uống đầy đủ chất và uống nước đầy đủ. Tuy nhiên, sự thay đổi của các hormone trong những ngày đầu mang thai có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ. Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Nhưng nên lưu ý rằng nếu người phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu, thì nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay trong trường hợp cai sữa, cũng nên cai một cách từ từ. Chẳng hạn như giảm dần số lần bú mẹ, để tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ. Bạn có thể cho bé bú lại để tránh căng sữa, và giảm số lần bú xuống từ từ để cho bé thích nghi dần với sự cai sữa. Nếu trong trường hợp bạn có ngực căng kèm sốt thì cần đi khám lại bác sĩ ngay để xem có vấn đề gì bất thường như viêm tắc tia sữa trong mang thai không.
Nếu bạn còn thắc mắc về việc căng tức sữa, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp