Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Người ốm có nên uống nước dừa không? Câu trả lời là có vì nước dừa đem lại rất nhiều lợi ích giúp người ốm chóng khỏi và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, người ốm mắc kèm một số bệnh lý nên cần lưu ý trong quá trình sử dụng nước dừa. Cùng Nutricare tìm hiểu chi tiết hơn về vai trò của dừa với người ốm trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Người ốm có nên uống nước dừa? Những đối tượng cần lưu ý khi uống nước dừa?
Ăn sầu riêng khi ốm có tốt không?
1. Người ốm có nên uống nước dừa không?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người ốm, đặc biệt là những người bị suy nhược, say nắng, say nóng, sốt, nôn hoặc tiêu chảy nên uống 1 – 2 cốc nước dừa mỗi ngày.
Nước dừa là thức uống vừa giải nhiệt vừa bổ dưỡng, bổ sung nước và năng lượng. Nhiều Vitamin, các chất điện giải và nhiều dưỡng chất quan trọng khác trong dừa giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả.
Cụ thể:
- Theo Đông y: Nước dừa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng ích khí bổ dưỡng, giải nhiệt, giải khát, lợi tiểu, giải độc và cầm máu rất tốt. Do đó nước dừa thường được dùng để trị các chứng say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt, lở ngứa, viêm da, chàm chốc,…
- Theo Tây y: Nước dừa giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp người ốm bổ sung năng lượng. Đồng thời giúp hỗ trợ cho mọi hoạt động chuyển hoá của cơ thể, từ đó phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 1 cốc nước dừa (240ml):
Thành phần Hàm lượng Đơn vị tính Calo 46 kcal Đường 6.26 g Chất xơ 2.64 g Chất đạm 1.73 g Chất béo 0.48 g Canxi 57.6 mg Magie 60 mg Natri 252 mg Kali 600 mg Kẽm 0.24 mg Selen 2.4 mcg Vitamin C 5.76 mg
Có thể bạn quan tâm:
- Người mới ốm dậy nên ăn quả gì? [Top 9 loại trái cây giúp phục hồi sức khỏe]
- Người ốm có nên uống nước cam không?
2. Lợi ích của nước dừa với người bị ốm
Sau việc người ốm nên uống nước dừa không thì với giá trị dinh dưỡng cao nói trên, nước dừa giúp thúc đẩy phục hồi sức khoẻ hiệu quả cho người ốm. Cùng tìm hiểu lợi ích nước dừa mang lại cho người ốm nhé!
2.1. Cấp nước cho cơ thể
Nước dừa chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như Natri, Kali, Canxi, Magie, Đồng,… Loại nước này không chỉ bổ sung nước cho cơ thể mà còn giúp cân bằng điện giải, hỗ trợ tối ưu hoá các hoạt động của hệ cơ bắp, tuần hoàn, thần kinh và hệ miễn dịch.
Với công dụng này, nước dừa giúp trị say nắng, say nóng rất tốt. Đồng thời, người ốm bị tiêu chảy do lỵ, tả, rối loạn tiêu hoá và người bị sốt do cảm cúm, cảm lạnh cũng rất thích hợp để uống.
2.2. Giải quyết vấn đề tiết niệu
Nước dừa cũng là lựa chọn tuyệt vời cho người ốm gặp các vấn đề về tiết niệu. Theo y học cổ truyền, nước dừa có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Khi uống, các triệu chứng tiểu rắt, tiểu ít, các bệnh về đường tiết niệu giảm xuống.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nước dừa có thể ngăn chặn các tinh thể kết dính vào đài bể thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu khi nồng độ Oxalat cao trong nước tiểu. Từ đó, thức uống này có khả năng ngăn chặn hình thành sỏi thận và sỏi tại các phần khác của hệ tiết niệu.
2.3. Có lợi cho hệ tiêu hóa
Xem thêm : Những món ăn ngon phải thử khi đến Quảng Bình
Tuy ở dạng lỏng nhưng nước dừa lại chứa lượng chất xơ lớn (2.64g/240ml). Cùng với hàm lượng nước cao, thức uống này giúp nhuận tràng và giảm táo bón hiệu quả.
Không chỉ vậy, nước dừa còn chứa Axit Lauric. Khi vào cơ thể, chất này sẽ được cơ thể chuyển hoá thành Monolaurin – một chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus, chống ký sinh trùng đường ruột và nhiễm trùng đường tiêu hoá. Vì vậy, người ốm bị rối loạn tiêu hoá do các nguyên nhân này có thể sử dụng nước dừa như một biện pháp hỗ trợ điều trị.
2.4. Tốt cho tim mạch
Uống nước rất hữu ích trong việc làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Chất béo trong nước dừa có dạng Triglycerid chuỗi trung bình, được chứng minh là có thể giúp tăng cường trao đổi chất và kiểm soát cân nặng rất tốt.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nước dừa có khả năng điều hòa Cholesterol máu. Hiệu quả bảo vệ tim mạch tương đương thuốc điều trị nhóm Statin.
Ngoài ra, nước dừa còn có hàm lượng Kali ấn tượng (600mg/240ml). Do đó thức uống này rất tốt cho những người ốm gặp các vấn đề về tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành,…
2.5. Cải thiện bệnh do cảm cúm
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu giúp thúc đẩy trao đổi chất, duy trì cơ thể không bị suy yếu. Hơn nữa, lượng dồi dào các chất chống Oxy hóa trong nước dừa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus cúm và còn làm giảm bớt các triệu chứng sưng, viêm, đau.
2.6. Cải thiện tình trạng sốt
Nước dừa hỗ trợ rất tốt cho người đang bị sốt. Nước dừa có tính mát giúp giải nhiệt, hạ sốt nhanh chóng, đồng thời bổ sung lượng lớn các chất điện giải cần thiết. Ngoài ra, nước dừa còn giúp thải độc hiệu quả, hỗ trợ tốt trong các trường hợp sốt do các bệnh sởi, ký sinh trùng, vi khuẩn,…
Qua những lợi ích này bạn chắc đã tự nhận biết được người ốm uống nước dừa có tốt không rồi đúng không. Vậy bạn đã biết cách uống nước dừa đúng cách chưa? Cùng tìm hiểu tiếp nào!
Có thể bạn quan tâm:
Người ốm ăn gì cho mập? 9+ thực phẩm hỗ trợ tăng cân an toàn, nhanh chóng
3. Hướng dẫn uống nước dừa đúng cách cho người ốm
Để nước dừa phát huy được hiệu quả cải thiện sức khỏe, người ốm cần sử dụng nước dừa một cách hợp lý. Cụ thể:
Liều lượng: Tối đa 250ml/ngày. Nên chia thành 2 – 3 lần uống trong một ngày.
Thời điểm uống phù hợp: Buổi sáng, trước và sau bữa ăn.
Uống nước dừa vào buổi sáng sẽ giúp người ốm hấp thu tối đa các Vitamin, khoáng chất trong nước dừa và hỗ trợ trao đổi chất hiệu quả. Việc uống trước hoặc sau bữa ăn đều giúp cải thiện chức năng tiêu hoá.
Xem thêm : Tìm hiểu về Muối tác dụng với một số loại hợp chất
Lưu ý khi uống nước dừa:
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa có tính hàn và có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, do có có thể khiến người ốm bị tiểu đêm gây khó ngủ. Mặt khác, lượng dưỡng chất lớn trong nước dừa cũng có thể gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu khi uống vào buổi tối.
- Nên uống nước dừa ở dạng tự nhiên, không thêm bất kỳ thành phần nào khác như đường, muối,… để đảm bảo cung cấp dưỡng chất một cách tự nhiên và cân đối.
- Không nên để nước dừa bên ngoài quá lâu do có thể bị giảm giá trị dinh dưỡng. Nếu muốn bảo quản nước dừa lâu hơn có thể để vào ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 – 7 ngày.
- Không nên kết hợp nước dừa cùng Chocolate, hải sản: Chocolate làm giảm hấp thu các khoáng chất Canxi trong nước dừa. Hải sản và nước dừa đều có tính hàn nên dùng chung có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
- Không uống thuốc bằng nước dừa: Nước dừa giàu các khoáng chất như Canxi, Magie,… có thể tạo phức không tan với một số thuốc điều trị gây kém hấp thu thuốc.
Tìm hiểu thêm:
- Người ốm sốt nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?
4. Những đối tượng không nên uống nước dừa nếu bị ốm
Mặc dù bạn đã hình dung được câu trả lời của việc người ốm có uống được nước dừa không bởi nước dừa rất tốt cho người ốm nhưng trong một số trường hợp sau, người ốm nên tránh sử dụng nước dừa.
4.1. Người ốm có cơ địa dễ dị ứng
Một số người có cơ địa dị ứng với nước dừa và các dưỡng chất trong đó khi uống có thể xảy ra các phản ứng nôn mửa, tiêu chảy, nổi mụn, sốc phản vệ,… Các phản ứng này có nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng và có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, tốt nhất những người ốm bị dị ứng với nước dừa cần kiêng hoàn toàn loại đồ uống này.
4.2. Người ốm mắc bệnh thận
Người bệnh suy giảm chức năng thận thường khó đào thải Kali. Bổ sung Kali vượt mức có thể gây tăng Kali máu, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, rung thất. Nước dừa lại chứa hàm lượng Kali cao – khoảng 600 mg/cốc nước dừa 240ml, do đó người ốm mắc bệnh thận nên tránh uống loại nước này.
4.3. Người ốm có bệnh lý nền là bệnh tiểu đường
Nước dừa cung cấp lượng đường khá lớn (16,4g/quả dừa xanh) nên có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát đường huyết và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đây là lý do những người bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ loại đồ uống này mỗi ngày.
4.4. Người ốm là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa.
- Theo Đông y, nước dừa có tính mát, hàn, nhất là nước dừa non, do đó không tốt cho phụ nữ mang thai.
- Nước dừa cũng chứa chất béo (0.48g/240ml) gây đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi. Việc này có thể khiến tình trạng nôn ói, ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai trở nên trầm trọng hơn.
- Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu mạnh của nước dừa cũng có thể làm giảm máu đến nuôi thai, gây suy thai, sẩy thai.
4.5. Người ốm bị huyết áp thấp
Nước dừa có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Thức uống này bổ sung lượng lớn Kali cho cơ thể, giúp tăng đào thải muối (ion Natri) và nước qua hệ tiết niệu. Điều này làm giảm thể tích tuần hoàn, giảm phù và làm huyết áp giảm dần.
Tuy nhiên, đối với những người ốm bị huyết áp thấp, tác dụng này có thể làm giảm huyết áp một cách đột ngột và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Với các trường hợp này, bạn tham khảo thêm người ốm ăn gì cho mau khỏe để bổ sung vào thực đơn, hỗ trợ phục hồi cơ thể
Nước dừa với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe là lựa chọn tuyệt vời cho chế độ dinh dưỡng của người ốm. Hy vọng thông qua những chia sẻ của Nutricare về chủ đề “Người ốm có nên uống nước dừa?”, bạn đã biết cách sử dụng nước dừa hợp lý cho người ốm nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khoẻ nếu có thắc mắc về chủ đề trên bạn nhé!
Ghé thăm trang web của công ty Nutricare để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp