Cận thị xảy ra khi nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong. Kết quả là, ánh sáng đi vào mắt không tập trung chính xác, khiến các vật ở xa trông mờ đi. Những người bị cận thị sẽ gặp khó khăn để nhìn rõ màn chiếu phim hoặc TV, bảng trắng ở trường hoặc con đường khi lái xe.
Đây là một tật khúc xạ rất phổ biến, ảnh hưởng đến gần 30% dân số Hoa Kỳ. Mặc dù chưa biết nguyên nhân chính xác, nhưng có bằng chứng cho thấy nhiều người bị cận thị là do di truyền. Nếu có cha và/hoặc mẹ bị cận thị, nhiều khả năng bạn cũng sẽ mắc phải tật khúc xạ này.
Bạn đang xem: Bị cận thị: Khi nào cần đeo kính?
Bên cạnh đó, cách bạn sử dụng đôi mắt của mình cũng ảnh hưởng đến nguy cơ bị cận thị. Người dành nhiều thời gian đọc, làm việc trên máy tính hoặc những công việc khác cần quan sát kỹ càng, sử dụng mắt nhiều,… sẽ dễ bị cận thị hơn. Nhìn chung, cận thị thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi đi học cho đến khoảng 20 tuổi. Có trường hợp cận thị cũng phát triển ở người lớn, do căng thẳng thị giác hoặc tình trạng sức khỏe. Cận thị cũng có thể xảy ra do các yếu tố môi trường hoặc các vấn đề sức khỏe khác, cụ thể là:
- Một số người chỉ bị nhìn mờ vào ban đêm. Với “cận thị ban đêm”, ánh sáng yếu khiến mắt khó tập trung đúng cách, hoặc kích thước đồng tử tăng lên trong điều kiện tối khiến nhiều tia sáng ngoại vi, không tập trung chiếu vào mắt.
- Những người làm công việc cần quan sát tỉ mỉ có thể bị “cận thị giả”. Tầm nhìn xa mờ là do sử dụng quá mức cơ chế điều tiết của mắt. Sau thời gian dài làm việc, mắt họ không thể tập trung để nhìn rõ ở xa. Nếu nghỉ ngơi mắt thì có thể nhìn rõ lại như thường. Tuy nhiên, căng thẳng thị giác liên tục có thể dẫn đến giảm khả năng nhìn xa vĩnh viễn theo thời gian;
- Các triệu chứng cận thị cũng có thể là dấu hiệu sớm của đục thủy tinh thể.
Xem thêm : Dân số ở Đà Nẵng hiện nay mới nhất 2024
Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể xác định nguyên nhân của các vấn đề về thị lực thông qua kiểm tra mắt toàn diện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp