Cán cân thương mại là gì? Công thức tính cán cân thương mại

Trong lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng, thuật ngữ cán cân thương mại được nhắc đến khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế. Vậy cán cân thương mại là gì? Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại (tiếng Anh là Balance Of Trade – BOT) ghi lại sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của một quốc gia tại một thời điểm xác định. Khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 0 thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ hơn 0 thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0 thì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Đây được xem là thành phần lớn nhất trong cán cân thanh toán quốc gia.

Đối với các nhà nghiên cứu hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế tài chính, thương mại thì đây là thuật ngữ khá quen thuộc và dễ hình dung. Tuy nhiên, đối với những người chỉ mới bắt đầu tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành thì để định nghĩa cán cân thương mạicần có thời gian nhất định.

Cán cân thương mại là một thành phần lớn nhất của cán cân thanh toán (BOP) của một quốc gia. Đôi khi cán cân thương mại giữa hàng hóa và cán cân thương mại giữa các dịch vụ của một quốc gia được phân biệt thành hai số liệu riêng biệt. Cán cân thương mại có tên gọi khác là cán cân hữu hình, cán cân thương mại quốc tế hoặc xuất khẩu ròng.

Vai trò của cán cân thương mại

Đối với bất kì một quốc gia nào, việc xuất nhập khẩu luôn là vấn đề được quan tâm bởi vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Các quốc gia hết sức quan tâm đến cán cân thương mại là vì nó có ảnh hưởng tới sản lượng trong nước (xuất khẩu ròng là thành tố quan trọng của GDP), ảnh hưởng đến việc làm và cán cân đối ngoại. Vậy, cán cân thương mại đóng vai trò như thế nào?

Đầu tiên, cán cân thương mại thể hiện sự cung cầu tiền tệ của một đất nước, sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ. Cán cân thương mại thể hiện mối tương quan với sự ổn định giữa nền kinh tế, chính trị của một quốc gia bởi vì nó phản ánh lượng đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó.

Tiếp theo, cán cân thương mại là nguồn thu chính của một địa phương, một đất nước và nó chó thấy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Ngoài ra, cán cân thương mại cũng phần nào thể hiện được cung cầu tiền tệ của một quốc gia, sự chuyển biến hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ.

Không chỉ vậy, cán cân thương mại còn thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán quốc tế. Khi cán cân thương mại có thâm hụt thì điều đó có nghĩa là quốc gia đó đã chi nhiều cho dịch vụ, tiết kiệm cũng như ít hơn đầu tư. Cũng từ đó mà có thể đưa ra được những chính sách để có thể cải thiện tốt hơn nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài.

Công thức tính của cán cân thương mại

Công thức tính của cán cân thương mạiCông thức tính của cán cân thương mại

Cán cân thương mại được tính bằng công thức sau:

Cán cân thương mại = Tổng giá trị của xuất khẩu – Tổng giá trị của nhập khẩu

Theo công thức trên thì,

  • Khi giá trị xuất khẩu > giá trị nhập khẩu, cán cân thương mại > 0 tức quốc gia có thặng dư thương mại.
  • Khi giá trị xuất khẩu
  • Nếu giá trị xuất khẩu = giá trị nhập khẩu tức là không có sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu (cán cân thương mại = 0). Khi đó, cán cân thương mại ở vị trí cân bằng.

Ví dụ: năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336,30 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD.

Lúc này, cán cân thương mại của Việt Nam năm 2021 là: 336,30 – 332,23 = 4,07 tỷ USD

Điều này đồng nghĩa rằng cán cân thương mại đang thặng dư.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại đó là:

  • Nhập khẩu:

Khi GDP tăng thì cán cân tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của giá trị nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi phí cho nhập khẩu. Giả sử, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc vào giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì giá trị nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá điện thoại sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá điện thoại tại Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều điện thoại Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.

  • Xuất khẩu:

Chủ yếu dựa vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này được xem là nhập khẩu của nước khác. Vì vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường xem xuất khẩu là yếu tố tự định.

  • Tỷ giá hối đoái:

Là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá đồng tiền tại một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ thấp hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho việc xuất khẩu và thuận lợi cho việc nhập khẩu dẫn đến xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá của đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ chén sứ Hải Dương có giá 115.000 VND và một bộ chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 3400 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 112.200 VND trong khi bộ chén tương đương của Việt Nam là 115.000 VND. Trong trường hợp này chén sứ nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 3600 VND = 1 CNY thì lúc này bộ chén sứ Trung Quốc sẽ được bán với giá 118.800 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với chén sứ sản xuất tại Việt Nam.

Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước cũng tác động đến cán thương mại của một quốc gia. Các chủ trương hạn chế hoặc hỗ trợ đối với một mặt hàng gây ảnh hưởng đến giá của hàng hoá đó. Ví dụ, Chính phủ thực hiện chính sách trợ cấp nông nghiệp có thể làm giảm chi phí canh tác, khuyến khích sản xuất nhiều hơn để xuất khẩu. Từ đó, sản lượng xuất khẩu có thể sẽ được cải thiện.

Ảnh hưởng của thâm hụt cán cân thương mại

Ảnh hưởng của thâm hụt cán cân thương mại

Ảnh hưởng của thâm hụt cán cân thương mại

Thâm hụt cán cân thương mại là cán cân buôn bán bất lợi. Điều này có nghĩa là sự thâm hụt trong cán cân thương mại xuất hiện khi giá trị xuất khẩu hữu hình (hay xuất khẩu hàng hóa) của một nước thấp hơn giá trị nhập khẩu hữu hình của nó.

Có thể nói, thâm hụt cán cân thương mại có tác động lớn đối với sự tăng trưởng và nền kinh tế của một đất nước như:

Đối với vấn đề việc làm: Thâm hụt cán cân thương mại có thể dẫn đến giảm việc làm. Nếu một quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa từ các công ty nước ngoài thì giá cả sẽ giảm và các công ty trong nước không thể sản xuất với chi phí thấp hơn để cạnh tranh. Từ đó, công ty sẽ thiệt hại nhất khi một quốc gia có nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

Đối với lãi suất: Thâm hụt cán cân thương mại liên tục có thể có tác động bất lợi đến lãi suất ở quốc gia đó. Áp lực giảm giá đối với đồng tiền của một quốc gia sẽ làm giảm giá trị của nó, khiến cho giá hàng hóa bằng đồng tiền đó cao hơn. Nói cách khác, nó có

Đối với giá trị của tiền tệ: Nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ. Nói cách khác, thâm hụt cán cân thương mại là dấu hiệu cho thấy đồng tiền của một quốc gia được mong muốn trên thị trường thế giới.

Đối với đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): Thâm hụt cán cân thương mại làm cho quốc gia phải bù đắp bằng thặng dư trong tài khoản vốn và tài khoản tài chính. Điều này có nghĩa là các nước thâm hụt trải qua mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn.

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam

So sánh các dấu mốc và thông số của cán cân thương mại Việt Nam chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Cán cân thương mại là một trong những thông số khẳng định và thể hiện vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay. Hãy cùng chúng tôi theo dõi và tìm hiểu các thông số sau:

Ngày nay, xu thế mở cửa và hội nhập có tác động mạnh mẽ đến cán cân thương mại Việt Nam trong những năm qua thông qua việc đàm phán và ký kết giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Qua đó, chúng ta có thể đối chiếu về sản lượng hàng hóa được nhập khẩu và xuất khẩu thông qua trạng thái của cán cân thương mại. Nếu như lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn so với hàng hóa xuất khẩu có nghĩa là cán cân thương mại thâm hụt và ngược lại, tình trạng hàng hóa xuất khẩu tăng cao hơn so với hàng hóa nhập khẩu có nghĩa chúng ta đang ở cán cân thương mại thặng dư. Hầu hết các nước trên thế giới đều đang áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng hàng hóa sản xuất trong nước, giảm tình trạng nhập khẩu hàng hóa quá mức. Tuy nhiên, liệu cán cân thương mại Việt Nam trong những năm qua có như chúng ta kỳ vọng hay mong đợi không?

Nền kinh tế Việt Nam đã từng trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn. Cùng với những hệ lụy mà chiến tranh để lại trong suốt nhiều thập kỷ qua đã gây ra những thời kỳ mà cán cân thương mại Việt Nam trong những năm quathâm hụt trong thời kỳ dài. Điều này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.

Giải pháp cải thiện cán cân thương mại ở Việt Nam

Giải pháp cải thiện cán cân thương mại ở Việt NamGiải pháp cải thiện cán cân thương mại ở Việt Nam

Những biện pháp này đã giúp cho xuất khẩu của Việt Nam có nhiều khởi sắc và biến cán cân thương mại Việt Nam trong những năm quatăng trưởng dương. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt mức gần 4000 tỷ USD. và lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 đã vượt mức 2000 tỷ USD. Nếu so sánh, chúng ta thấy mức này cao hơn so với lượng hàng hóa xuất khẩu trong 15 năm trước đó cộng lại. Đây là một con số lớn thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của cán cân thương mại. Dưới đây là một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại Việt Nam :

Thứ nhất, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn về đầu vào, thông tin kịp thời và đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Nâng cao năng lực trong công tác cảnh báo sớm, phân tích tình hình tăng trưởng xuất khẩu nóng, dẫn tới nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp đề phòng trong ngành thương mại và chủ động có biện pháp phù hợp để bảo vệ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ để có thể kịp thời hỗ trợ ngành sản xuất trong nước, từ đó nâng cao năng lực xuất khẩu.

Thứ ba, có chính sách hỗ trợ tín dụng và chính sách thuế hỗ trợ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đa dạng hóa hơn nữa các đối tác thương mại.

Thứ tư, cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị và mức ổn định tài chính cũng như khả năng thích ứng để vượt qua các thách thức, rủi ro trong hoạt động giao thương quốc tế. Chú trọng nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại để phù hợp với tình hình mới,…

Kết luận

Cán cân thương mại phản ánh những sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu trong một thời điểm xác định. Vì vậy,các quốc gia phải có những chính sách phù hợp để hàng hóa có sự điều phối phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hy vọng với những thông tin của bài viết, bạn đọc quan tâm đã hiểu rõ cán cân thương mại là gì và những thông tin liên quan khác.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín trong nước và quốc tế hiện nay

Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được chúng tôi cung cấp đa dạng các loại tài liệu tham khảo, cách thức giao dịch biểu đồ, cung cấp kịp thời và chính xác thông tin biến động thị trường liên tục hoặc là bảng thống kê thị trường,… để từ đó có thể xây dựng chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về cán cân thương mại hoặc cần hỗ trợ đầu tư bạn đọc liên hệ ngay đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

  • Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu trong chứng khoán
  • Cơ hội kinh doanh là gì? Những cơ hội và thách thức hiện nay