chức, cá nhân nhất định có đủ điều kiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chúng một số quyền và nghĩa vụ có thể chuyển giao cho chủ thể khác ví dụ: quyền đòi nợ, quyền tác giả đối với tác phẩm…
III/ CÁC CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT PHÁP LUẬT
Bạn đang xem: CÁC CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt dưới tác động của ba điều kiện: Quy
phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý.
Quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội nhất định và biến chúng thành những quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật cũng không thể nảy sinh nếu không có các chủ thể có năng lực chủ thể. Như vậy, quy phạm pháp luật và năng lực chủ thể là hai điều kiện chung làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể nếu gắn liền với những sự kiện pháp lý.
1. Khái niệm sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Sự kiện một người chết có thể làm phát sinh quan hệ về thừa kế, chấm dứt quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyến thống…
Sự kiện pháp lý được coi là cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật. Việc thừa nhận hay không thừa nhận một sự kiện thực tế nào đó là sự kiện pháp lý đều xuất phát từ lợi ích của xã hội và của giai cấp nắm chính quyền trong xã hội.
2. Phân loại sự kiện pháp lý
a, Căn cứ vào ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật thì sự kiện pháp lý được chia ra
thành hai loại sự biến và hành vi.
– Sự biến pháp lý: là những hiện tượng tự nhiên mà trong những trường hợp nhất định,
pháp luật gắn với việc xuất hiện của chúng với sự hình thành ở các chủ thể quyền và nghĩa vụ pháp lý. Đây là những sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý chí của con người như
thiên tai, dịch bệnh…
– Hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu
thị ý chí của chủ thể pháp luật. Bao gồm hai dạng hành động và không hành động. Hành động là cách xử sự chủ động. VD: kết hôn, kí kết hợp đồng, cướp giật..;
Không hành động là cách xử sự thụ động của chủ thể. VD: không nộp thuế, không tố
cáo tội phạm…
Căn cứ vào tính chất, hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp
pháp.
Căn cứ vào thái độ của chủ thể với hậu quả, hành vi được chia thành: hành vi được tiến
hành với mục đích đạt kết quả pháp lý nhất định VD: Hợp đồng uỷ quyền…và hành vi dẫn đến những hậu quả pháp lý ngoài sự mong muốn của chủ thể VD: nhặt được của rơi, tìm
được kho báu…
b, Căn cứ vào hậu quả thì sự kiện pháp lý được chia thành 3 loại:
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật, VD: Kết hôn, chết… Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật, VD: Chia tài sản chung,…
Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật, VD: ly hôn, chết…
c, Căn cứ vào tính chất, sự kiện pháp lý được chia thành sự kiện pháp lý khẳng định và
sự kiện pháp lý phủ định.
Sự kiện pháp lý khẳng định là sự kiện pháp lý mà sự xuất hiện của chúng được pháp luật gắn với những hậu quả pháp lý;
Sự kiện pháp lý phủ định là sự kiện mà sự vắng mặt của nó được pháp luật gắn với các hậu quả pháp lý (ít xuất hiện hơn các sự kiện pháp lý khẳng định)
VD: Những bản án, quyết định của Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 240, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003).
d, Căn cứ vào số lượng sự kiện pháp lý và mối quan hệ giữa chúng trong việc làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý được chia làm hai loại: + Sự kiện pháp lý đơn giản
BÀI 6
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
I/ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT I/ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
a, Khái niệm
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
b, Thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu kể từ khi pháp luật xuất hiện, với các đặc điểm sau:
– Thứ nhất: Thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Để quản lý xã hội, nhà nước phải tiến hành xây dựng pháp
luật và tổ chức thực hiện chúng trong đời sống thực tế, làm cho những yêu cầu, quy định của pháp luật trở thành hiện thực.
Xem thêm : Những quy định trong Bộ Luật Lao động về thử việc
– Thứ hai: Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể. Pháp luật được đặt
ra để điều chỉnh hành vi của con người nên việc thực hiện pháp luật phải thể hiện ở hành vi của con người. Hành vi đó có thể là hành động hay không hành động phù hợp với quy định của pháp luật. Nói cách khác, tất cả những hoạt động của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật đều được coi là thực hiện pháp luật.
– Thứ ba: Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức, trình tự thủ tục khác nhau.
Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân, có thể là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
Cách thức thực hiện pháp luật cũng khác nhau: hành động, không hành động.
Việc thực hiện pháp luật có thể phụ thuộc vào ý chí của mỗi chủ thể, cũng có thể chỉ phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.
Quy trình thực hiện pháp luật có thể đơn giản hoặc phức tạp.
c, Để thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh và hiệu quả cần có hai điều kiện sau:
– Ban hành pháp luật đúng với yêu cầu của xã hội;
– Thực hiện pháp luật chính xác, đầy đủ làm cho các yêu cầu, quy định của chúng trở thành hiện thực.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật
Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:
– Tuân thủ pháp luật (Tuân theo pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Hình
thức này thường được thể hiện dưới dạng các quy định cấm đoán.
– Thi hành pháp luật (Chấp hành pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Hình
thức này thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc (quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định).
– Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền và tự do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện). Hình thức này thường được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật quy định
về quyền và tự do pháp lý của các chủ thể. Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện các quyền và tự do đó chứ không bắt buộc phải thực hiện.
– Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ dành cho các cơ quan nhà nước. Áp dụng pháp luật vừa là một hình thức thực hiện pháp luật vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp