Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: Theo quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV, một trong những điều kiện để công chức được xét nâng bậc lương là phải giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh trong một thời gian nhất định.
Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Sau 5 năm được xét nâng một bậc lương (nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng).
Bạn đang xem: Điều kiện tăng lương của cán bộ, công chức trình độ cao đẳng, đại học
Đối với các ngạch và các chức danh yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên: Sau 3 năm được xét nâng một bậc lương (nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng).
Xem thêm : Tới tháng có nên uống nước đá không? [Chuyên gia giải đáp]
Đối với các ngạch và các chức danh yêu cầu trình độ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành phục vụ: Sau 2 năm được xét nâng một bậc lương (nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng).
Lưu ý, thời gian nghỉ thai sản; ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cộng dồn dưới 6 tháng vẫn được tính vào thời gian xét nâng bậc lương. Thời gian nghỉ việc riêng, bị đình chỉ công tác,… không được tính vào thời gian xết nâng bậc lương
Ngoài yêu cầu về thời gian giữ bậc lương, theo quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV, cán bộ, công chức, viên chức còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn khác mới được nâng bậc lương thường xuyên.
Với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
Xem thêm : Hệ thống tài khoản – 341. Vay và nợ thuê tài chính.
Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
Đối với viên chức và người lao động: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp