Nhu cầu tìm kiếm bằng cấp, nâng cao kiến thức đã trở thành nhu cầu tất yếu của nhiều bạn trẻ trong thời hiện đại, nhất là các chương đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của bậc cao học. Vậy chính xác cao học là gì? Điều kiện ôn thi cao học ra sao? Học cao học là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về cao học qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về cao học
Học cao học là gì?
Cao học là gì? Hiểu đơn giản, cao học là chương trình giáo dục sau đại học, nhằm đào tạo nâng cao học thuật và chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Thông thường, học cao học sẽ được sinh viên thực hiện sau khi hoàn thành bằng cử nhân. Đồng thời, chương trình học này cũng đòi hỏi một lượng đáng kể nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn.
Bạn đang xem: Cao học là gì? Tìm hiểu chi tiết về các quy định học cao học
Các chương trình sau Đại học được các trường Đại học và Cao đẳng thực hiện. Sau khóa học này, sinh viên sẽ được cấp bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Ngoài ra, một số chương trình sau đại học cũng hỗ trợ cấp bằng chuyên nghiệp, chẳng hạn như luật hoặc y khoa.
Chương trình giảng dạy và yêu cầu của cao học khác nhau tùy vào lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Những sinh viên cao học sẽ làm việc chủ yếu cùng các giảng viên, nhà nghiên cứu. Đồng thời, sinh viên cao học cũng có nhiều cơ hội nghiên cứu độc lập hoặc đóng góp vào các dự án đang diễn ra.
Lợi ích khi học cao học là gì?
- Kiến thức và kỹ năng chuyên ngành: Các chương trình sau đại học mang lại kiến thức chuyên sâu. Nhờ đó, bạn sẽ phát triển được kỹ năng, chuyên môn và nhận được cái nhìn tích cực từ nhà tuyển dụng.
- Thăng tiến nghề nghiệp: Bằng cao học có thể giúp bạn thăng tiến. Thông qua việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, bạn có thể đảm bảo được những giá trị mình mang lại cho doanh nghiệp.
- Cơ hội kết nối: Những chương trình sau đại học sẽ tạo cơ hội kết nối giữa sinh viên, giảng viên và các chuyên gia khác. Đây chính là tiền đề để bạn nắm bắt cơ hội làm việc và hợp tác.
- Thu nhập hấp dẫn hơn: Trong nhiều lĩnh vực, bằng tốt nghiệp cao học có thể mang lại mức lương cao hơn, tiềm năng thu nhập lớn hơn.
- Phát triển cá nhân: Cao học có thể là một trải nghiệm đầy thử thách. Tuy nhiên, chương trình học này cũng mang lại những giá trị bổ ích, thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển cá nhân. Từ đó, bạn sẽ tích lũy được sự tự tin, các kỹ năng mềm và tư duy phản biện.
- Cơ hội nghiên cứu: Nhiều chương trình sau đại học mang đến cho sinh viên cơ hội nghiên cứu. Trong quá trình học cao học, bạn có thể tạo ra các ấn phẩm, bài thuyết trình và nhiều thành tựu chuyên môn khác.
Kinh nghiệm ôn thi cao học là gì?
1. Tranh thủ thời gian
Nhiều cử nhân có xu hướng “đợi nước tới chân mới nhảy”. Nghĩa là khi nào kỳ thi gần kề mới bắt đầu ôn luyện. Phương pháp học tập gấp rút này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng và áp lực. Vì vậy, ngay từ những buổi học đầu tiên, bạn hãy tập trung xem tài liệu để tránh nhồi nhét kiến thức. Đồng thời, việc chuẩn bị trước cũng giúp bạn tự tin hơn khi làm bài.
Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc
2. Xây dựng kế hoạch học tập
Nếu chưa biết kinh nghiệm ôn thi cao học là gì, câu trả lời dành cho bạn chính là lập kế hoạch học tập chi tiết, đầy đủ. Xây dựng lịch trình học tập cụ thể giúp bạn dễ quản lý khung thời gian, khối lượng kiến thức cần tiếp thu. Tốt nhất, bạn nên lập lịch học bằng cách chia tài liệu thành nhiều phần và đặt mục tiêu cụ thể cho mỗi buổi học.
3. Tận dụng triệt để tài liệu học tập
Xem thêm : Review 2 loại kem Pond’s ban ngày bán chạy nhất mà bạn nên biết
Sách giáo khoa, các bài ghi chú và một số nguồn tài liệu khác chính là nguồn học tập hữu ích để bạn ôn thi cao học. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các tài liệu trực tuyến như video, câu hỏi thực hành để trau dồi thêm kiến thức.
4. Làm bài thi thử
Để đánh giá năng lực bản thân khi thi cao học, bạn có thể làm bài kiểm tra thử. Phương pháp này giúp bạn làm quen với mô típ đề thi cũng như hiểu rõ cách đặt câu hỏi. Đồng thời, làm bài thi thử cũng giúp bạn rút ra nhiều kinh nghiệm và định hình kiến thức của mình tốt hơn.
5. Học nhóm
Học nhóm là một trong những bí quyết ôn thi cao học rất hiệu quả được nhiều cử nhân áp dụng. Với phương pháp này, bạn có thể hợp tác cùng bạn bè trên lớp, lập nhóm để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức. Hơn hết, việc học nhóm cũng giúp bạn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo động lực để học tập hiệu quả.
Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả
6. Chăm sóc sức khỏe
Ôn thi cao học là quan trọng nhưng việc chăm sóc sức khỏe bản thân cũng quan trọng không kém. Trong quá trình “dùi mài kinh sử”, bạn đừng quên đảm bảo giấc ngủ, ăn thực phẩm lành mạnh và nghỉ giải lao phù hợp. Không nên để bản thân kiệt sức trước khi kỳ thi diễn ra bạn nhé!
7. Nhờ giáo viên hỗ trợ
Học cao học là cách bạn gắn bó với giảng viên tốt hơn. Vì vậy, trong quá trình học, bạn đừng ngại nhờ giảng viên hỗ trợ nếu đang gặp khó khăn khi giải quyết một chủ đề cụ thể.
Điều kiện học cao học là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT, điều kiện học cao học sẽ được quy định dựa trên các đối tượng cụ thể.
Đối với người dự tuyển
- Là người đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện được công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp. Đối với những chương trình định hướng nghiên cứu, yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
Lưu ý: Ngành phù hợp được hiểu là ngành đào tạo ở trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ; cơ sở đào tạo sẽ quy định những trường hợp cần hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi dự tuyển.
Xem thêm : Các nguồn luật cơ bản ở Việt Nam
Với những ngành như quản trị và quản lý, việc đào tạo chương trình thạc sĩ sẽ định hướng ứng dụng, ngành phù hợp với trình độ đại học bao gồm những ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.
- Người có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng tại Việt Nam;
- Người đã đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (theo quy định của chương trình đào tạo).
Đối với ứng viên là công dân nước ngoài
Nếu ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài và đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt, họ phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt áp dụng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt. Đồng thời, các ứng viên này cũng phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có).
Đối với ứng viên học chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài
Nếu theo học chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài, ứng viên cần đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những văn bằng, chứng chỉ sau đây:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
Mẫu đơn xin đi học cao học là gì?
Mẫu đơn này được các cá nhân gửi đến trường đại học có hệ đào tạo sau đại học để xin tham gia nhập học khóa học cao học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Tham khảo mẫu đơn xin học cao học tại đây.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cao học là gì. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về cao học cũng như điều kiện học cao học theo quy định. Hãy tiếp tục theo dõi Việc Làm 24h để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích khác nhé!
Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề y là gì? Tìm hiểu quy định mới về chứng chỉ hành nghề y
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp