Từ lâu rượu tỏi được biết đến như một phương thuốc điều trị các bệnh tiêu hóa, xương khớp, huyết áp và mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần uống rượu tỏi đúng cách để không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Rượu tỏi là gì?
Ở nhiều nước trên thế giới, tỏi được dùng để chữa bệnh bằng những hình thức khác nhau như: Ăn tỏi sống, dùng rượu tỏi, tỏi ngâm mật ong,… Trong số đó, uống rượu tỏi được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là nam giới. Ai Cập là quốc gia đầu tiên tìm ra phương pháp chữa bệnh từ tỏi và được nhiều người đánh giá là rất hiệu quả, được Tổ chức Y tế Thế giới – WHO công nhận.
Bạn đang xem: Rượu tỏi có tác dụng gì? Hướng dẫn uống rượu tỏi đúng cách
Lý giải cho điều này bởi trong thành phần của rượu tỏi có chứa nhiều hoạt chất như: Ajoene, Allicin, Vitamin, Diallyl Sulfide, Enzyme và khoáng chất. Nhờ những thành phần đặc biệt này, mà tỏi có những tác dụng như:
- Giúp ngăn ngừa đông máu;
- Tăng cường lưu thông máu;
- Kháng virus, diệt khuẩn, kháng nấm;
- Giúp làm giảm mỡ máu;
- Giải độc do kim loại nặng như thủy ngân, chì gây ra;
- Chống oxy hóa;
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ ung thư;
- Khi kết hợp với rượu trắng 45 độ, tác dụng chữa bệnh của tỏi sẽ được phát huy tối đa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Rượu tỏi có tác dụng gì?
Dưới đây là một số tác dụng của rượu tỏi đối với sức khỏe, cụ thể:
- Cải thiện các vấn đề về đường hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản;
- Điều chỉnh huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhân cao huyết áp;
- Giảm cholesterol xấu và triglycerid, tăng cholesterol tốt từ đó giảm rối loạn chuyển hóa mỡ thành máu;
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch;
- Chống lại bệnh tiểu đường;
- Cải thiện tình trạng thấp khớp;
- Tăng cường hiệu suất khi tập thể dục, giảm đau nhức cơ do tập luyện và hỗ trợ giảm cân hiệu quả;
- Cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa ở mức độ nhẹ;
- Ngăn ngừa ung thư.
Cách làm rượu tỏi tại nhà chuẩn nhất
Dựa trên những công dụng tuyệt vời của rượu tỏi, mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn một hũ rượu tỏi để có thể sử dụng khi cần thiết. Dưới đây là cách làm rượu tỏi tại nhà cực đơn giản mà ai cũng có thể làm được mà bạn có thể tham khảo.
Xem thêm : Lương tiền tỉ của các tiếp viên hàng không thế giới
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi (nên dùng tỏi Lý Sơn): 300 gam.
- Rượu trắng (nên chọn loại từ 40 – 45 độ): 600 ml.
- Hũ sành hoặc bình thủy tinh cỡ vừa có nắp đậy.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế tỏi
Tỏi mua về, bóc vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Sở dĩ cần phải cắt nhỏ hoặc đập dập là do alliin trong tỏi sẽ chuyển thành allicin dưới sự xúc tác của phân hóa anilaza. Vì vậy, khi làm rượu tỏi nên thái lát hoặc đập dập để tăng hoạt tính của nguyên liệu này.
- Bước 2: Ngâm rượu
Bạn xếp tỏi vào bình thủy tinh hoặc hũ sành đã chuẩn bị sẵn. Sau đó cho rượu vào theo đúng tỉ lệ 1 phần tỏi 2 phần rượu. Tương đương 300g tỏi ngâm với 600ml rượu gạo.
- Bước 3: Thành phẩm
Đổ rượu vào ngâm, đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tối, nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C. Bạn có thể sử dụng sau khi ngâm trong 14 ngày. Thời hạn sử dụng tối đa của loại rượu này là 1 năm. Nếu sử dụng càng lâu thì công dụng của nó sẽ dần mất đi.
Hướng dẫn uống rượu tỏi đúng cách
Rượu tỏi có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên cũng giống như các loại thuốc trị bệnh khác. Bạn cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, nếu không có thể dẫn đến hàng loạt tác dụng phụ không mong muốn.
Sau đây là những phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo để uống rượu tỏi đúng cách:
- Dùng rượu đã ngâm với tỏi ngày 2 lần, mỗi lần 25 – 30ml, mỗi ngày không quá 100ml.
- Nên uống sau khi ăn no hoặc trong bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể uống 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Nếu khớp bị đau có thể dùng rượu tỏi xoa bóp chỗ bị đau.
- Kiên trì sử dụng đều đặn trong khoảng 1 – 2 tháng để cảm nhận hiệu quả.
Sử dụng rượu tỏi hàng ngày có tốt không?
Uống rượu tỏi hàng ngày có tốt không đây là câu hỏi mà nhiều người sẽ đặt ra. Theo các chuyên gia, rượu tỏi tuy ít tác dụng phụ nhưng bạn chỉ được dùng với liều lượng đã được WHO khuyến cáo. Vì nếu lạm dụng quá nhiều bài thuốc này có thể gây ra những vấn đề không mong muốn như ngứa ngáy, mẩn đỏ, đau dạ dày. Ngoài ra, bài thuốc dân gian này còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, ức chế tuyến giáp… Vì vậy, nếu có ý định dùng hàng ngày trong thời gian dài cần lưu ý điều chỉnh liều lượng cho phù hợp và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi
Dưới đây là một số lưu ý bạn nên biết khi sử dụng loại rượu này, cụ thể:
- Rượu tỏi không dùng được cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Rượu tỏi có thể gây xuất huyết ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh máu khó đông, bị thương hoặc đang uống các loại thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.
- Rượu tỏi có thể gây hạ huyết áp nên tốt hơn khi sử dụng cho người huyết áp cao. Người huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng loại rượu này.
- Không uống rượu tỏi khi bụng đó, chưa ăn gì. Vì tỏi có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và gây viêm – đau dạ dày.
- Phụ nữ đang có kinh nguyệt hoặc sắp phẫu thuật không nên dùng rượu tỏi.
- Không dùng đồng thời rượu tỏi với các loại thuốc như: Thuốc chống lao isoniazid, thuốc điều trị HIV, thuốc tránh thai và các loại thuốc khác. Bởi vì nó có thể cản trở sự hấp thụ của các loại thuốc này vào cơ thể hoặc làm giảm hiệu quả của chúng.
Trên đây là những chia sẻ về rượu tỏi có tác dụng gì và hướng dẫn uống rượu tỏi đúng cách. Đây là bài thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc bạn sức khỏe!
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp