Hệ thống cấp bậc hàm của lực lượng công an nhân dân

cap bac ve ham ket hop cong an 1

Hệ thống cấp bậc hàm của lực lượng công an nhân dân (Hình từ Internet)

1. Quy định về việc phân loại Công an nhân dân

Tại Điều 19 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về việc phân loại Công an nhân dân theo tính chất hoạt động, trong Công an nhân dân có:

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.

Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể việc phân loại, bố trí sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân theo tính chất hoạt động.

2. Hệ thống cấp bậc hàm của lực lượng Công an nhân dân

Căn cứ Điều 20 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ

Sĩ quan cấp tướng

Đại tướng

Thượng tướng

Trung tướng

Thiếu tướng

Sĩ quan cấp tá

Đại tá

Thượng tá

Trung tá

Thiếu tá

Sĩ quan cấp úy

Đại úy

Thượng úy

Trung úy

Thiếu úy

Hạ sĩ quan

Thượng sĩ

Trung sĩ

Hạ sĩ

Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật

Sĩ quan cấp tá

Thượng tá

Trung tá

Thiếu tá

Sĩ quan cấp úy

Đại úy

Thượng úy

Trung úy

Thiếu úy

Hạ sĩ quan

Thượng sĩ

Trung sĩ

Hạ sĩ

Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ

Hạ sĩ quan nghĩa vụ

Thượng sĩ

Trung sĩ

Hạ sĩ

Chiến sĩ nghĩa vụ

Binh nhất

Binh nhì

3. Đối tượng xét phong, thăng cấp bậc hàm Công an nhân dân

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về đối tượng xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

– Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:

Đại học: Thiếu úy;

Trung cấp: Trung sĩ;

Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;

– Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;

– Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.

4. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm Công an nhân dân

Tại khoản 2 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;

– Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

– Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại Mục 5.

5. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm Công an nhân dân

Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm Công an nhân dân được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:

– Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:

Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;

Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;

Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;

Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;

Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;

Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;

Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;

Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;

Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;

Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;

Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;

Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;

– Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm;

Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.

– Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57;

Trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

Ngọc Nhi

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY