5 Loại ớt trồng nhiều ở Việt Nam

Việt Nam chúng ta có hơn 50 ngàn hecta đất nông nghiệp được sử dụng để trồng ớt (2022). Tại một số địa phương, ớt là loại cây hoa màu chính và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân.

Các vùng có diện tích trồng ớt lớn tại Việt Nam có thể kể đến như:

  • Chi Lăng, Tràng Định, Đình Lập, Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.
  • Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
  • An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng của Hải Phòng.
  • Bình Sơn, Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
  • An Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, Tuy Phước, Phù Cát của Bình Định.
  • An Khê, Đak Pơ, Kông Chro, Kbang tỉnh Gia Lai
  • Đà Lạt, Lâm Đồng.
  • Châu Đốc, Châu Thành tỉnh Trà Vinh.
  • Thanh Bình, Đồng Tháp.
  • Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Phú An Phú tỉnh An Giang,…

Bài này sẽ giới thiệu đến bạn một số giống ớt được trồng phổ biến tại nước ta.

Các loại ớt phổ biến ở Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao

Trong hàng trăm giống ớt, thuộc nhiều chủng loại, có 5 loại được liệt kê bên dưới được xem là phổ biến hơn cả. Đặc biệt về sản lượng, diện tích canh tác và giá trị xuất khẩu.

#1. Ớt chỉ thiên

Ớt chỉ thiên là giống ớt phổ biến nhất tại Việt Nam. Được trồng nhiều để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu:

  • Ớt tươi là gia vị.
  • Xuất khẩu ớt tươi.
  • Làm ớt khô.
  • Xay ớt bột.

Ớt chỉ thiên thích nghi tốt với đặc điểm khí hậu nước ta, cây sinh trưởng và phát triển khỏe, phân tán mạnh, sai trái.

ot-chi-thien-pho-bien-o-viet-nam
Ớt chỉ thiên: Loại ở phổ biến ở Việt Nam

Đặc tính cơ bản của ớt chỉ thiên:

Tiếng Anh Celestial chili Chiều dài 5 – 6 cm Đường kính 0.8 – 1 cm Trọng lượng 4 – 4.2 gam Thu hoạch 45 – 50 ngày Độ cay 100.000 – 250.000 SHU Năng suất 20 – 30 tấn/ha Đặc điểm Cứng trái, thịt dày, chín đỏ tươi

Các giống ớt chỉ thiên phổ biến tại Việt Nam:

  • Ớt chỉ thiên lai F1.
  • Ớt chỉ thiên Đài Loan.
  • Ớt chỉ thiên Hàn Quốc.
  • Ớt chỉ thiên siêu cay,..

Xem thêm: Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên năng suất cao.

#2. Ớt hiểm

Còn có các tên gọi khác như ớt xiêm, ớt mắt chim, ớt sẻ, …

Thuộc loại thân thảo, cao tối đa 1.5m, tàn rộng, lá bản to ra trái quanh năm liên tục, tuổi thọ 2 – 3 năm.

Ớt hiểm khi trái chín có màu đỏ, vị cay thanh, dễ ăn.

Đặc tính cơ bản của ớt hiểm:

Tiếng Anh Capsicumn annuum L Chiều dài 1.5 – 3 cm Đường kính 0.2 – 0.5 cm Trọng lượng 1 – 3 gam Thu hoạch 75 – 80 ngày Độ cay 100.000 – 225.000 SHU Năng suất – Đặc điểm Nhỏ trái, vị cay thanh

Các giống ớt hiểm phổ biến tại Việt Nam:

  • Ớt hiểm lai F1.
  • Ớt hiểm xanh,…

Giống ớt cũng khá gần gũi với hiểm được nhiều người ưa chuộng dùng để ăn tươi, làm nước chấm hoặc chế biến muối ớt xanh “thần thánh”, đó là ớt xiêm xanh hay còn gọi là ớt gió, ớt rừng.

ot-xiem-xanh-pho-bien-o-viet-nnam
Ớt xiêm xanh: Loại ở phổ biến ở VN

Ớt gió có hình dáng bé chỉ bằng đầu đũa, thơm mùi thảo mộc khác biệt so với nhiều loại ớt thông thường. Ớt có hương vị cay dịu, ăn vào không bị nóng miệng giống như các loại ớt khác.

#3. Ớt sừng vàng

Hay còn gọi là ớt Ba Tri, ớt sừng vàng Châu Phi, da phẳng và láng.

Trái non có màu trắng, khi già trái màu vàng chuyển sang màu cam rồi đỏ tươi khi chín và có vị rất cay.

ot-sung-pho-bien-tai-viet-nam
Ớt Ba Tri: Loại ớt phổ biến ở Việt Nam

Ớt sừng thường được sử dụng làm gia vị cho các món bún, phở, hủ tiểu,… của người miền Nam.

Đặc tính cơ bản của ớt chỉ thiên:

Tiếng Anh Golden Horn Peppers Chiều dài 9 – 15 cm Đường kính 1 – 1.5 cm Trọng lượng 8 – 10 gam Thu hoạch 75 – 80 ngày Độ cay 30.000 – 50.000 SHU Năng suất 25 – 40 tấn/ha Đặc điểm Trái dài, thịt dày, da phẳng láng

Các giống ớt sừng phổ biến tại Việt Nam:

  • Ớt sừng vàng Châu Phi.
  • Ớt Ba Tri.
  • Ớt sừng Ấn Độ.
  • Ớt sừng trâu,…

#4. Ớt ngọt

Hay còn gọi là ớt chuông, ớt Đà Lạt.

Ớt ngọt là một loại ớt không cay, hình dạng và kích cỡ cũng khác biệt so với ớt cay. Là loại ớt trồng có giá trị kinh tế cao cho người nông dân

ot-chuong-pho-bien-tai-viet-nam
Ớt chuông: Loại ớt phổ biến tại Việt Nam

Giống ớt này có 3 màu khác nhau, đó là xanh, vàng, đỏ với giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Đặc tính cơ bản của ớt chuông:

Tiếng Anh Capsicum Annuum L Chiều dài 5 – 15 cm Đường kính 5 – 8 cm Trọng lượng > 80 gam Thu hoạch 120 – 130 ngày Độ cay 0 SHU Năng suất 15 – 25 tấn/ha Đặc điểm Quả hình khối, to, thịt dày vị ngọt

Các giống ớt chuông phổ biến tại Việt Nam:

  • Ớt chuông màu cam.
  • Ớt chuông màu đỏ.
  • Ớt chuông màu xanh,…

#5. Ớt chỉ địa

Loại ớt trồng được quanh năm, nhanh thu hoạch và cho năng suất cao.

Gần đây thị trường ngày càng ưa chuộng ớt chỉ địa vì thường dùng để làm gia vị nấu ăn, nguyên liệu sản xuất tương ớt, làm thuốc…

ot-chi-dia-pho-bien-tai-viet-nam
Ớt chỉ địa: Loại ớt phổ biến tại Việt Nam

Đặc tính cơ bản của ớt chỉ địa:

Tiếng Anh Cayenne pepper Chiều dài 14 – 22 cm Đường kính 0.8 – 1.8 cm Trọng lượng 10 – 20 gam Thu hoạch 60 – 90 ngày Độ cay 30.000-50.000 SHU Năng suất 20 – 30 tấn/ha Đặc điểm Trái to dài, thịt dày, da sáng

Các giống ớt chỉ địa phổ biến tại Việt Nam:

  • Ớt chỉ địa Hàn Quốc.
  • Ớt chỉ địa Thái Lan.
  • Ớt chỉ địa F1,…

Kết

Với mỗi chủng loại lại có nhiều giống khác nhau. Tùy theo biện pháp canh tác, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng sẽ cho năng suất và đặc điểm khác nhau.

Các sản phẩm (ớt khô, ớt bột, ớt xay, ớt màu,…) của Kiều Ớt phần lớn được chế biến từ ớt chỉ thiên. Thu mua từ các vùng trồng ớt của địa phương (Bình Định) và các khu vực lân cận (Gia Lai, Quảng Ngãi,…).

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Xem thêm:

  • Các loại sâu rầy hại ớt và cách phòng trị.
  • Các loại bệnh trên cây ớt và cách phòng trị.