1. Lý giải cấu trúc hoạt động của SĐTD
Bạn đang xem: Cấu trúc của sơ đồ tư duy
SĐTD được xây dựng theo phương thức hoạt động của Não
Vì chúng ta Nói và Viết theo câu nên chúng ta cho rằng Ý Tưởng và Thông Tin cũng được lưu giữ tuần tự. Thực ra, khi nói ta bị giới hạn chỉ phát ra 1 từ 1 lần. Khi viết từ được trình bày theo dòng và theo câu gồm phần đầu, phần cuối và phần giữa.
Nhưng Nói và Viết không phải là ngôn ngữ chính của Não bộ, nó không lưu giữ từ mà chỉ lưu giữ hình ảnh. Thông qua các giác quan Não hoạt động bằng cách liên kết giữa hình ảnh, màu sắc, từ khóa và ý tưởng chủ đạo.
Trong quá trình nghe, Não không tiếp thu thông tin theo từng từ mà toàn bộ câu rồi phân loại, diễn giải và phản hồi bằng nhiều cách khác nhau. Não chỉ cần nghe một từ rồi đặt nó vào bối cảnh kiến thức sẵn có và giữa các từ chung quanh là có thể trả lời được mà không phải nghe hết cả câu.
Xem thêm : Lợi ích sức khỏe của đậu phộng (lạc)
Có thể thấy rằng, Não không tư duy tuần tự mà tư duy cùng một lúc và theo nhiều hướng khác nhau bắt đầu bằng những điểm kích thích chủ đạo. Ví dụ: Khi Não nhận được thông tin “Nhật ký trong tù” sẽ lập tức phân tích và đưa ra hàng loạt các kí ức và ý tưởng mới như hoàn cảnh ra đời, tác phẩm, tác giả Hồ Chí Minh …
2. Cấu trúc của SĐTD
a) Cấu trúc
Từ khóa
Hình ảnh then chốt
Tiêu đề
Điểm chính
Xem thêm : 7 đặc sản Hà Nội làm quà ý nghĩa, ấn tượng không nên bỏ qua
Các chi tiết phụ
Từ khóa: là từ đặc biệt được tạo ra để trở thành điểm tham chiếu độc nhất có tác dụng kích thích não trái hoạt động, làm chủ trí nhớ để ghi nhớ các thông tin quan trọng
Hình ảnh then chốt: não có xu hướng nhớ hình ảnh và dùng hình ảnh sẽ kích thích não phải hoạt động
Tiêu đề, Điểm chính, Các chi tiết phụ có tác dụng diễn rõ ý
b) Cách đọc SĐTD
Đọc sơ đồ từ trong ra ngoài, tức là đi từ Ý Kiến Chính (nơi chứa Từ khóa và Hình ảnh then chốt) ra Điểm chính rồi đến Chi Tiết Phụ. Cách đọc sơ đồ theo cách Tư duy mở rộng, ý tưởng được tỏa rộng như mạch máu.
12jav.net
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp