I – Tìm hiểu về cây an xoa
Cây an xoa tên tiếng Anh là Helicteres Hirsuta Lour hay còn gọi là cây dó lông, thâu kén lông. Đây là loài thực vật được trồng phổ biến ở vùng rừng núi Việt Nam và một số nước châu Á (Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc).
Cây an xoa nằm trong nhóm cây cao khoảng từ 1 – 3m, cành cây hình trụ, lá cây có lông hình sao, hoa màu đỏ hoặc màu hồng. Cây an xoa có 2 loại phân biệt dựa trên hình dáng, màu sắc của lá đó là an xoa hoa tím và an xoa hoa trắng. Hai loại này được nhận diện cụ thể như sau:
Bạn đang xem: Cây an xoa có chữa được bệnh dạ dày không?
- Cây an xoa hoa tím: Lá cây dày, hình răng cưa, khi cây ra hoa ra có màu tím mọc ở gần lá tạo thành từng chùm như sâu róm. Giống an xoa hoa tím có hiệu quả điều trị bệnh cao hơn so với hoa trắng.
- Cây an xoa hoa trắng: Lá cây có hình tròn, thiết diện lá to hơn so với dòng hoa tím. Phiến lá trên và lá dưới của hoa không có lông, khi ra hoa sẽ tạo ra màu trắng đục.
Cây an xoa tím có hiệu quả chữa bệnh cao hơn cây an xoa trắng
II – Tác dụng của cây an xoa với sức khỏe
Theo các nghiên cứu, cây an xoa chứa nhiều hợp chất có tác dụng sinh học mạnh mẽ giúp người bệnh cải thiện một số bệnh như:
- Cải thiện chức năng gan, hỗ trợ chữa các bệnh lý về gan: An xoa tím giúp kiểm soát chức năng gan, giảm tình trạng nóng gan và cải thiện triệu chứng ở những người mắc viêm gan B, C, suy gan…
- Duy trì cân nặng: Loại thảo dược này giúp bạn giữ gìn vóc dáng thon gọn, hạn chế mỡ lắng đọng tại vùng bụng hoặc mông, đẩy mạnh việc trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa.
- Kiểm soát huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch: Cây an xoa có thể sử dụng để duy trì huyết áp, phòng ngừa đột quỵ và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch (thiếu máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim…).
- Cải thiện sức khỏe xương khớp: Chiết xuất từ cây an xoa có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, đặc biệt tốt cho những người bệnh viêm khớp, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp…
- Giúp ngủ ngon giấc: Cây an xoa chứa các tinh chất giúp bạn thư giãn tinh thần, tránh khỏi căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Chữa trị viêm đại tràng: Các hợp chất có trong cây an xoa có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, phục hồi tổn thương niêm mạc đại tràng, ức chế sự xâm hại của nhiều loại vi khuẩn hoặc mầm bệnh tới niêm mạc đại tràng.
Xem thêm : 1 cây vải bao nhiêu mét? Giá của 1 cây vải như thế nào?
An xoa kết hợp với cà gai leo có tác dụng điều trị bệnh liên quan đến gan hiệu quả
III – Cây an xoa có chữa được bệnh dạ dày không?
Cây an xoa có đặc tính kháng viêm mạnh nên chúng không kích ứng đến lớp niêm mạc phía trong dạ dày. Mặc dù không có hiệu quả điều trị trực tiếp nhưng các tổn thương dạ dày có liên quan đến viêm có thể sử dụng cây an xoa để cải thiện hiệu quả.
Mặt khác, an xoa nằm trong nhóm thảo dược khá lành tính nên không gây hại và tác động xấu tới niêm mạc dạ dày. Cây an xoa hỗ trợ quá trình phân giải thức ăn trong đường tiêu hóa và tăng hoạt động đào thải chất độc.
Vì vậy, biện pháp này có thể hỗ trợ cải thiện chức năng dạ dày, tăng khả năng chữa lành niêm mạc dạ dày và giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn.
Xem thêm : Người mệnh kim có chơi được bể cá không?
Tuy nhiên, mức độ hiệu quả chữa trị bệnh dạ dày của cây an xoa hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Căn cứ vào trạng thái bệnh và cơ địa của từng người mà hiệu quả của loại thảo dược này đem lại là khác nhau.
IV – Chú ý khi dùng cây an xoa chữa bệnh an toàn
Nguyên tắc sử dụng thảo dược chữa bệnh đó là dùng khoa học để mang đến lợi ích cho sức khỏe. Để việc sử dụng cây an xoa đem lại hiệu quả cao và an toàn với cơ thể thì bạn cần chú ý tới những vấn đề như sau:
- Tìm mua cây an xoa có chất lượng cao, ưu tiên tại các cơ sở kinh doanh có đủ giấy phép để tránh mua phải hàng không rõ nguồn gốc.
- Lớp lông bên ngoài của lá cây an xoa có thể khiến cho cổ họng bị ngứa rát, tổn thương niêm mạc họng. Do đó trước khi dùng an xoa bạn nên sao vàng để giảm bớt số lượng lông bám trên lá.
- Thời điểm thích hợp để sử dụng cây an xoa là sau bữa ăn khoảng 15 phút để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
- Khi mới dùng cây an xoa, bạn không nên sử dụng với liều dùng quá lớn, chỉ nên bắt đầu với khoảng 70g/ngày.
- Người có cơ địa nhạy cảm với cây an xoa khi sử dụng thời gian đầu họ sẽ có triệu chứng tăng số lần đi lỏng, ruột gan cồn cào, người mệt mỏi khó chịu. Tuy nhiên đó là dấu hiệu chứng minh cơ thể đang thải độc ra ngoài và triệu chứng sẽ giảm sau 2 – 3 tuần dùng thảo dược.
- Khi sử dụng cây an xoa, bạn nên uống đầy đủ và kết hợp với ăn uống khoa học, lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Các đối tượng không nên dùng cây an xoa bao gồm: phụ nữ đang mang thai, người bệnh huyết áp thấp, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Cần chọn mua cây an xoa có nguồn gốc rõ ràng, chuẩn chất lượng
Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Cây an xoa có chữa được bệnh dạ dày không và những lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này. Lưu ý rằng, loại cây chỉ nên dùng cho người bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ, không thể hoàn toàn khắc phục được nguyên nhân gây bệnh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp