Cây an xoa – Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và cách sử dụng

Cây an xoa là thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng, cách dùng trong bài viết dưới đây. Đặc biệt, chuyên gia của chúng tôi sẽ đem tới những lưu ý để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng loại cây này.

1. Cây an xoa là gì?

Cây an xoa (tên khoa học Helicteres hirsuta Lour, họ Trôm (Sterculiaceae)) còn có tên gọi khác là tổ kén cái, thâu kén lông, cây dó lông. Đây là loại cây thân gỗ mọc thành cụm, cao khoảng 1,5m.

Thân và cành có lông. Lá hình xoan, phủ lông hình sao, mặt dưới màu trắng. Hoa có 5 cánh. Trong tự nhiên có 2 loại: An xoa trắng (hoa có màu trắng), an xoa tím (hoa có màu tím). Quả hình trụ nhọn, nhiều hạt. Thời điểm ra hoa kết trái từ tháng 5 đến tháng 11.

Cây an xoa

2. Thành phần

Trong tổ kén cái chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe:

  • Flavonoid: Là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa các gốc tự do.
  • Tiliroside, betulin, axit betulinic có khả năng kháng viêm
  • Alkaloid: Là chất kháng ung thư
  • Ngoài ra, cây này chứa các hợp chất: Lignan, Phenol, Lupeol, Stigmasterol, Apigenin

3. Thu hái và chế biến

Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy loại cây này ven rừng, các đồi cây bụi ở Bình Phước, Lâm Đồng và các tỉnh miền núi phía Bắc. Cây có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 11. Hầu hết các bộ phận của cây (thân, cành, lá) đều có thể dùng làm thuốc. Nước sắc của loại cây này có vị thơm nhẹ giống trà, không đắng như các vị thuốc Nam khác.

Nhiều người thắc mắc cây an xoa uống tươi có được không. Câu trả lời là không bởi dùng tươi sẽ không loại bỏ được lớp lông trên thân, cành, lá của cây. Thay vào đó, người ta dùng cây an xoa sao vàng hạ thổ. Điều này cũng giúp điều hòa âm dương, giảm kích ứng, phát huy tối đa tác dụng của cây thuốc. Cách làm như sau:

  • Dược liệu sau khi thu hái, rửa sạch, để ráo, cắt thành từng khúc nhỏ
  • Sao dược liệu trên chảo nóng tới khi có mùi thơm
  • Dùng vải sạch trải trên nền đất. Đổ dược liệu đã sao lên trên vải trong khoảng 30 phút cho đến khi dược liệu nguội.
  • Bảo quản trong bình thủy tinh đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.

4. Tác dụng của cây an xoa trong điều trị bệnh

Cây an xoa có công dụng gì là thắc mắc của nhiều người có nhu cầu tìm kiếm các thảo dược trị bệnh. Dưới đây là 10 tác dụng phổ biến của loại cây này.

Tác dụng của cây an xoa

4.1. Cây an xoa trị ung thư

Hợp chất lignan trong cây có hoạt tính hỗ trợ ức chế tế bào ung thư vú, phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Alkaloid trong cây ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Cao của cây cũng có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan. Do trong thành phần của cây có chứa hoạt tính gây độc cho tế bào Hep-G2 gây ung thư gan

4.2. Hỗ trợ điều trị viêm gan

Cây an xoa trị viêm gan B và C do trong thành phần của nó có chứa các chất ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của virus, vi khuẩn. Nó còn ức chế quá trình viêm nhiễm.

4.3. Cây an xoa chữa xơ gan

Các biểu hiện như chảy máu cam, chán ăn, cơ thể mệt mỏi có thể là dấu hiệu của bệnh xơ gan. An xoa có tác dụng phục hồi, tái tạo tế bào gan, làm lành tổn thương. Nó cũng giúp ổn định cấu trúc gan. Từ đó, cải thiện tình trạng xơ gan.

4.4. Trị mụn nhọt

Do đặc tính thanh nhiệt, thải độc gan mà những người bị mụn nhọt do nóng gan, chức năng gan suy giảm có thể sử dụng loại thảo dược này. Chức năng gan được hỗ trợ tốt sẽ góp phần giảm bớt mụn nhọt trên da.

4.5. Giảm cân

Khả năng này đến từ tính nhuận trường, giúp cân bằng trao đổi chất của cây an xoa. Loại cây này cũng thúc đẩy quá trình đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm mỡ bụng, giảm cân hiệu quả.

4.6. Giảm đường huyết

Những chất trong thành phần của cây an xoa có khả năng điều hòa lượng đường trong máu. Người bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng loại cây này như một phương pháp điều trị.

4.7. Ổn định huyết áp

Ít người biết rằng loại cây này có khả năng trị bệnh cao huyết áp. Hơn nữa, nó còn ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra như: suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

4.8. Cây an xoa giúp an thần

Sử dụng an xoa tạo cảm giác thư giãn, an thần. Nhờ vậy người bệnh có giấc ngủ dễ dàng hơn, sâu hơn. Nó phù hợp cho người bị mất ngủ lâu ngày, khó đi vào giấc ngủ, đang ngủ tỉnh giấc.

5. Bài thuốc từ cây an xoa

Loại cây này xuất hiện trong các bài thuốc sắc hoặc đun để lấy nước uống. Nó có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với các vị thảo dược khác để gia tăng dược tính. Việc sử dụng cây an xoa ngâm rượu thường không được khuyến khích. Bởi khi dùng chung với rượu sẽ phản tác dụng bổ gan của loại thảo dược này.

5.1. Bài thuốc từ an xoa hỗ trợ trị ung thư gan

5.1.1. Dùng an xoa độc lập

  • Lấy 100 gram thân và lá khô sắc với 1,5 lít nước.
  • Sắc cạn tới khi còn 800ml nước thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước uống trong ngày.

5.1.2. Bài thuốc từ cây an xoa và xạ đen

  • Lấy 50 gram an xoa và 50 gram xạ đen sắc với 1 lít nước đến khi còn ½ lượng nước thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước chia làm 3 phần uống trong ngày.

5.1.3. An xoa và cà gai leo

Chuẩn bị: An xoa và cà gai leo: mỗi loại 30 gram sao vàng hạ thổ

Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào sắc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn còn một nửa lượng nước. Chắt lấy nước uống trong ngày.

5.1.4. Bài thuốc 4 vị thảo dược

Chuẩn bị: An xoa, xạ đen, bạch hoa xà, bán chỉ liên: mỗi loại 100 gram

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với 1,5 lít nước đến khi còn 1 bát. Chắt lấy nước uống trong ngày.

5.1.5. Bài thuốc kết hợp nhiều vị thảo dược

Chuẩn bị:

  • An xoa, xạ đen: mỗi loại 30 gram
  • Cà gai leo, diệp hạ châu, bạch hoa xà, bán chỉ liên: mỗi loại 20 gram

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc với 2 lít nước
  • Đun sôi rồi để nhỏ lửa trong 30 phút, tới khi còn khoảng 2 bát nước
  • Chắt lấy nước chia làm 2 phần uống sau bữa ăn

5.2. Bài thuốc chữa viêm gan B

Chuẩn bị:

  • 50 gram an xoa sao vàng hạ thổ
  • 30 gram cà gai leo
  • 10 gram rễ cây mật nhân

Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu sắc với 1,5 lít nước tới khi còn 700ml. Chia thành 3 phần, uống trong ngày.

5.3. Bài thuốc trị xơ gan

Chuẩn bị:

  • An xoa: 50 gram
  • Bán chỉ liên: 20 gram
  • Cà gai leo: 30 gram

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc với 1,5 lít nước.
  • Đun sôi trên lửa nhỏ trong 15 phút sau đó tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống trong ngày, sau bữa ăn.

5.4. Bài thuốc từ cây an xoa chữa bệnh tiểu đường

Chuẩn bị:

  • An xoa, cà gai leo, dây thìa canh: mỗi loại 50 gram
  • Lá neem Ấn Độ: 20 gram

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi nấu với 800ml nước. Đến khi còn một nửa lượng nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống trước bữa ăn.

6. Tác dụng phụ

Là thảo dược thiên nhiên nên loại cây này được cho là khá lành tính nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải các tình trạng sau:

  • Uống cây an xoa bị tiêu chảy: Do nó có tính mát, tác dụng thanh nhiệt. Uống nhiều có thể gây đi ngoài phân lỏng.
  • Bụng cồn cào, khó chịu: Gây ra bởi cơ chế thải độc của cây. Hiện tượng này sẽ biến mất sau 10 ngày sử dụng.
  • Ngứa rát họng do sơ chế không đúng cách khiến lông của loại dược liệu này vẫn còn trong thuốc.
  • Chóng mặt

7. Đối tượng không nên dùng cây an xoa

Tuy xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị bệnh nhưng loại cây này lại không thích hợp đối với một vài trường hợp.

  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Trẻ em
  • Người bị dị ứng với cây tổ kén cái
  • Người đang sử dụng thuốc Tây vì nó có thể gây tương tác thuốc
  • Người huyết áp thấp

8. Cây an xoa mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bạn có thể tìm mua loại thảo dược này ở các hiệu thuốc Đông y hoặc đặt mua online. Nhưng cần lưu ý là lựa chọn những địa chỉ uy tín, đã được cấp phép. Bạn cần kiểm tra kỹ sản phẩm khi mua hoặc nhận hàng. Mức giá thay đổi tùy theo địa chỉ và thời điểm, giao động từ 100.000 – 200.000 đồng/kg khô.

9. Lời khuyên dành cho người bệnh

  • Khả năng đáp ứng đối với bài thuốc của mỗi người là không giống nhau.
  • Thời điểm uống an xoa tốt nhất là sau khi ăn trưa, ăn tối khoảng 20 phút.
  • Thời gian đầu mới sử dụng, nếu chỉ dùng độc lập an xoa người bệnh có thể giảm liều lượng cho đến khi cơ thể kịp thích ứng với thuốc.
  • Nước sắc chỉ uống trong ngày, không dùng nước để qua đêm.
  • Câu trả lời cho uống cây an xoa kiêng ăn gì là thực phẩm có tính hàn như: Cua đồng, thịt trâu, ốc, rau dền đỏ…
  • Bên cạnh việc sử dụng cây an xoa, người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài. Tạo lập chế độ dinh dưỡng cân bằng. Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp. Kiêng rượu bia, thuốc lá.

Cây an xoa có khả năng điều trị rất nhiều tình trạng bệnh như: viêm gan, xơ gan, viêm đại tràng,… Tuy nhiên cần sử dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm và đối tượng mới phát huy hiệu quả. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tìm hiểu thêm, hãy chat trực tiếp với chuyên gia.

XEM THÊM:

  • Lá sen – Công dụng chữa bệnh ít ai ngờ tới
  • [Tìm hiểu] Giảo cổ lam – Vị thuốc quen thuộc mang tới nhiều giá trị
  • Lá ổi có tác dụng gì – Lợi ích không ngờ của loại lá cây quen thuộc