Cây chìa vôi còn có tên gọi khác là bạch liễm, bạch phấn đằng… Tên khoa học của dược liệu cây chìa vôi là Cissus modeccoides Planch vớ họ khoa học là họ Nho – Vitaceae.
Chi Cissus L. của cây chìa vôi có đặc điểm phân bố ở vùng nhiệt đới, thường gặp ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước thuộc khí hậu nhiệt đới khác. Có 14 loài cây chìa vôi được tìm thấy ở Việt Nam, trong đó có 8 loài chìa vôi được dùng làm thuốc.
Bạn đang xem: Tác dụng của cây chìa vôi
Xem thêm : 4 cách tra cứu vận đơn bưu điện, bưu cục VNPost nhanh
Cây chìa vôi được phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và các tỉnh trung du nước ta, tuy nhiên ở vùng núi cao ít gặp cây chìa vôi hơn. Cây chìa vôi thường xen mọc lẫn trong các bụi cây khác, các gò đống mọc xung quanh làng ở vùng đồng bằng, cây còn mọc ở ven các đồi cây bụi, mương гẫу ở vùng trung du và khu vực núi thấp.
Cây chìa vôi thuộc loại dây leo, cây rất ưa sáng và có khả năng chịu được hạn hán do đặc điểm toàn cây mọng nước. Cây chìa vôi được bao phủ bởi lớp phấn trắng. Cây có nhiều rễ củ nằm sâu bên dưới mặt đất. Cây chìa vôi ra hoa kết quả hàng năm và có khả năng tái sinh cây con từ hạt rất tốt, vì vậy có thể gieo trồng cây chìa vôi bằng hạt, bằng củ hoặc bằng các đoạn dây từ phần non trên ngọn của cây chìa vôi. Vào tháng 2 – 3 hàng năm, người dân thường dùng một đoạn dây chìa vôi dài khoảng 30 – 50cm, có 3 – 5 mắt hoặc củ con sau đó vùi xuống đất ẩm, sau đó sẽ mọc thành cây. Cây chìa vôi dùng làm thuốc thường được nhân dân khai thác từ nguồn cây mọc hoang dại, tuy vậy cây chìa vôi hiện nay vẫn được nuôi trồng khá rộng rãi.
Xem thêm : Top 12 kem chống nắng tốt nhất năm 2021 được yêu thích nhất
Cây chìa vôi thường ra hoa vào tháng 4 – 8 và kết quả vào tháng 5 – 10. Dược liệu chìa vôi có thể được thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thu hái chìa vôi là vào mùa thu – đông.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp