Cây cỏ máu có tác dụng gì được nhiều người thắc mắc. Theo các chuyên gia, cây cỏ máu bản chất là vị thuốc kê huyết đằng được sử dụng rất phổ biến trong Y học Cổ truyền. Tác dụng cây cỏ máu sẽ phụ thuộc vào những thành phần hóa học bên trong cây, cụ thể như sau:
- Thân cây, phần sử dụng làm dược liệu có những hoạt chất như Beta Sitosterol, Daucosterol, 5-Alpha-Stigmastan-3-Beta, 9-Methoxy Coumestrol, Milletol, Medicagol, Epicatechin, nhựa, 4-tetrahydroxy chalcone, Protocatechuic acid, Licochalcone, Friedelan-3-Alpha-Ol…;
- Rễ, vỏ và hạt cây cỏ máu có chứa chất nhựa, Glucozit, Tanin và một số hợp chất khác.
Theo ghi chép trong một số tài liệu y học cổ như Đông Dược Học Thiết Yếu, Trung Dược Học thì cây cỏ máu có tính ấm, mùi thơm nhẹ, vị đắng, hậu ngọt. Vị thuốc cây cỏ máu khi sử dụng sẽ quy vào 3 kinh là Can, Thận và Tỳ.
Bạn đang xem: Cây cỏ máu có tác dụng gì?
Tác dụng của cây cỏ máu theo Y học Cổ truyền:
- Chỉ thống, lợi huyết, thông kinh hoạt lạc, thư cân, hành huyết, táo vị và làm bền chắc gân xương;
- Chủ trị: Thiếu máu, hư lao, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, kinh nguyệt không đều, khí huyết hư, thiếu máu não, cơ thể suy nhược, đau dạ dày, đổ nhiều mồ hôi trộm hoặc dùng cho phụ nữ sau sinh bị thiếu máu, da xấu và kém sắc.
Xem thêm : Du lịch Cao Bằng mùa nào đẹp nhất?
Tác dụng của cây cỏ máu theo Y học hiện đại:
- Chiết xuất cồn thuốc từ cây cỏ máu thử nghiệm trên chuột bị viêm khớp cho kết quả tình trạng viêm nhiễm do Formaldehyde được đẩy lùi. Một nghiên cứu khác trên chuột cũng cho thấy cây cỏ máu thúc đẩy khả năng chuyển hóa phosphate tại thận và tử cung của chuột;
- Thử nghiệm trên chó và thỏ sử dụng nước sắc từ cây cỏ máu nhận thấy chỉ số huyết áp có chiều hướng giảm, ngoài ra còn ức chế cơ tim trên ếch thử nghiệm;
- Tiêm dịch chiết từ cây cỏ máu vào màng bụng chuột nhắt, các nhà nghiên cứu nhận thấy nó có tác dụng giảm đau, an thần.
Theo các chuyên gia, liều lượng sử dụng của cây cỏ máu từ 10-30g mỗi ngày, có thể ở dạng sắc với nước uống, nấu uống như trà, ngâm rượu hoặc cô đặc thành cao. Tuy nhiên, cây cỏ máu vẫn có nguy cơ gây độc khi thử nghiệm tiêm chiết xuất vào tĩnh mạch động vật với liều lượng 4.25g/kg sẽ gây chết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp