Trong quá trình đa dạng hóa nền nông nghiệp đất nước, thời gian qua năng suất và sản lượng của các cây công nghiệp đã tăng lên nhiều, nhất là cây công nghiệp lâu năm ở các vùng trung du, miền núi và cao nguyên. Tạp chí xin trao đổi ý kiến cùng bạn đọc về một số câu hỏi chung quanh vấn đề này.
Hỏi: Cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta gồm các loại cây nào? Giá trị và sự phân bố các loại cây công nghiệp này?
Bạn đang xem: Vấn đề phát triển cây công nghiệp ở nước ta – Tạp chí Cộng sản
Đáp: Nước ta có nhiều cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, hồi, sơn, quế… Chè là loại cây công nghiệp quan trọng có giá trị xuất khẩu cao. Cây chè khỏe, không kén đất nên có thể trồng ở khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi, từ miền Bắc tới miền Nam. Các vùng chuyên canh chè tâp trung ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Cao su là cây ưa trồng ở vùng đất đỏ ba-dan, là cây cho nhựa có giá trị kinh tế cao. Một số tỉnh miền Nam là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cao su, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ với diện tích trồng cao su chiếm 80% diện tích toànquốc.
Cà phê là cây công nghiệp có giá trị cao về mặt xuất khẩu. Các vùng trồng cà phê chủ yếu là Tây Nguyên, Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Riêng Tây Nguyên có sản lượng cà phê chiếm gần 90% sản lượng cà phê của cả nước do có diện tích đất đỏ ba-dan lớn nhất với tầng phong hóa dày, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trên bề mặt rộng lớn và tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường trồng cây công nghiệp với quy mô lớn.
Cây dừa ưa khí hậu ẩm, đất ẩm và mọc được cả trên cát có ngập mặn. Dừa được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam, nhất là ở Bình Định, Bến Tre. Cây dừa rất quý, quả để ăn tươi và ép lấy dầu, các bộ phận khác như thân, lá, sọ, vỏ dùng để làm các sản phẩm thủ công mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xem thêm : Thủ tục mua xe máy mới khác tỉnh
Hồi là cây cận nhiệt đới, nên chỉ mọc ở miền Bắc nước ta. Dầu hồi là một mặt hàng xuất nhập khẩu rất quý. Nơi trồng nhiều hồi nhất là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái…
Cây công nghiệp hằng năm (chủ yếu là đay, cói, dâu tằm, bông, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá…), thường được trồng ở vùng đồng bằng, một số cây trồng xen trên đất lúa. Đay được trồng nhiều ở đồng bằng sông Hồng (các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam) và ở đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Long An…). Cây cói được trồng trên đất nhiễm mặn, tập trung nhiều nhất ở dải ven biển của đồng bằng sông Hồng, suốt từ Hải Phòng đến phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Những năm gần đây, diện tích cói tăng rất nhanh ở đồng bằng sông Cửu Long, chiếm một nửa diện tích cói cả nước.
Dâu tằm là cây công nghiệp truyền thống, nay được phát triển cùng với việc khôi phục nghề tằm tơ ở nước ta, được trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng. Cây bông mới được chú trọng phát triển, trồng phổ biến ở Đắc Lắc, Đồng Nai và một số tỉnh Nam Trung Bộ. Mía được trồng ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập trung tới 75% diện tích và 80% sản lượng ở các tỉnh phía Nam (đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung).
Đậu tương, lạc, thuốc lá được trồng nhiều trên đất bạc màu. Đậu tương được trồng nhiều nhất ở miền núi, vùng trung du phía Bắc (Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang), chiếm hơn 40% diện tích đậu tương cả nước, ngoài ra còn được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Đồng Nai, Đắc Lắc và Đồng Tháp. Cây lạc phù hợp trên đất phù sa cổ ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, trên đất cát pha các đồng bằng duyên hải miền Trung, nhất là ở Bắc Trung Bộ và ở trung du Bắc Bộ. Cây thuốc lá được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và miền núi, vùng trung du phía Bắc.
Hỏi: Sản lượng xuất khẩu một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta thời gian gần đây?
Đáp: Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu được 449,33 nghìn tấn cao su các loại với kim ngạch 1,22 tỉ USD, giảm 9,48% về lượng nhưng lại tăng 30,44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo từ nay đến hết năm, lượng cao su xuất khẩu có thể đạt trên 300 nghìn tấn, kim ngạch đạt 800 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm lên gần 1,7 tỉ USD, tăng 21,6% so với năm ngoái.
Xem thêm : Công dụng tuyệt vời của trà hoa cúc, Cách uống & Lưu ý khi sử dụng!!!
Trong tháng 8 năm 2008, cả nước đã xuất khẩu được 53,3 nghìn tấn chè các loại với kim ngạch đạt 16,5 triệu USD, tăng 339,15% về lượng, song lại giảm 7,36% về kim ngạch so với tháng trước. Đồng thời cũng giảm 64,20% về kim ngạch so với tháng 8 năm 2007 mặc dù tăng 367,49% về lượng. Như vậy, tính chung 8 tháng đầu năm 2008, lượng chè xuất khẩu của nước ta đã đạt 330,4 nghìn tấn với kim ngạch 161,6 triệu USD, tăng 70,55% về lượng nhưng giảm nhẹ 4,15% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa), sản lượng xuất khẩu cà phê năm nay của Việt Nam không cao. Tuy nhiên, cả nước đã xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê nhân, đạt kim ngạch 2 tỉ USD, giảm về sản lượng nhưng do giá xuất khẩu cao, bình quân 1.937 USD/tấn nên kim ngạch xuất khẩu cũng cao hơn trước.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2008, cả nước đã xuất khẩu được 66 nghìn tấn hạt tiêu với trị giá 230,2 triệu USD, tăng 11,95% về lượng và tăng 24,23% về trị giá so với 8 tháng đầu năm 2007.
So với cùng kỳ năm 2007, tháng 2-2008, cả nước đã xuất khẩu được 6,13 nghìn tấn hạt điều với kim ngạch 29,55 triệu USD, giảm 56,62% về lượng và giảm 56,87% về kim ngạch so với tháng 1-2008, giảm 13,38% về lượng nhưng tăng 3,47% về kim ngạch.
Hiện nay, nước ta đứng thứ hai trên thế giới (sau Bra-xin) về xuất khẩu cà phê, đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu, điều…/.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp