I. Cây hồng môn là cây gì?
Cây hồng môn có tên tiếng Anh Flamingo flower, tên khoa học là Anthurium Andraeanum, còn được gọi với những cái tên khác nhau như cây buồm đỏ, cây vĩ hoa tròn, cây hồng môn đỏ. Cây có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador, sau đó được đem đến trồng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và có cả Việt Nam.
Hình ảnh cây hồng môn
Hồng môn có tuổi thọ cao so với các loại cây cảnh khác và có sức sống rất khỏe. Cây có kích thước nhỏ, thân ngắn, thường mọc thành bụi. Lá cây hình trái tim, dài từ 18-30cm, màu xanh nhạt khi còn non và đậm dần khi trưởng thành. Cuống lá dài khoảng 30-60cm, có hình ống trụ.
Hoa hồng môn ra quanh năm, rất đẹp và quyến rũ. Mo hoa giống hình trái tim, thường có màu đỏ, bề mặt sáng bóng, nổi rõ những đường gân, phía trên có tự dài giống như chiếc mỏ của chim hồng hạc.
Cây hồng môn giống hình trái tim gắn thêm chiếc mỏ hồng hạc
Hiện nay có 3 loại hoa hồng môn: đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn. Bên cạnh đó, hồng môn còn được phân theo màu sắc như hồng môn đỏ, hồng môn trắng, hồng môn tím… Tùy vào mục đích và sở thích của người chơi mà có thể lựa chọn một loại cây phù hợp.
Cây hồng môn đỏ
Cây hồng môn trắng
Cây hồng môn tím
II. Cây hồng môn hợp mệnh gì?
Trong phong thủy, màu sắc đỏ rực của cây hồng môn sẽ tương hợp đối với những người mệnh Hỏa. Họ thường nhiệt huyết, thích mạo hiểm và tự tin, rất phù hợp với các công việc liên quan đến kinh doanh nhưng lại hay nóng nảy và thiếu kiên nhẫn. Việc sở hữu một chậu cây hồng môn có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, sắc xanh của cây sẽ giúp kiềm lại những tính cách gây trở ngại trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống của người mang bản mệnh này.
Bên cạnh đó, người mệnh Thổ cũng rất phù hợp trồng cây này, sẽ mang đến tài lộc và may mắn. Cây phù hợp làm cây để bàn, phòng khách, quầy lễ tân, trang trí quán cà phê, góc nhỏ trong nhà.
Ngoài ra, dựa theo màu sắc và Ngũ hành, cây hồng môn có màu trắng nên sẽ hợp mệnh Kim và mệnh Thủy.
Cây hồng môn đỏ hợp mệnh Hỏa – Thổ, màu trắng hợp mệnh Kim – Thủy
III. Cây hồng môn hợp với tuổi nào?
– Người mệnh Hoả sinh vào các năm sau:
Giáp Tuất (1934, 1994), Đinh Dậu (1957, 2017), Bính Dần (1986, 1926), Ất Hợi (1935, 1995), Giáp Thìn (1964), Đinh Mão (1987, 1927), Mậu Tý (1948, 2008), Ất Tỵ (1965), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Ngọ (1978), Bính Thân (1956, 2016), Kỷ Mùi (1979).
– Cây hồng môn hợp người mệnh Thổ sinh vào các năm sau:
Mậu Dần (1938, 1998), Tân Sửu (1961, 2021), Canh Ngọ (1990), Kỷ Mão (1939, 1999), Mậu Thân (1968), Tân Mùi (1991), Bính Tuất (1946, 2006), Kỷ Dậu (1969), Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Thìn (1976), Canh Tý (1960, 2020), Đinh Tỵ (1977).
– Những người mệnh Kim sinh vào các năm sau:
Nhâm Thân (1932, 1992), Ất Mùi (1955, 2015), Giáp Tý (1924, 1984), Quý Dậu (1933, 1993), Nhâm Dần (1962, 2022), Ất Sửu (1985, 1925), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Mão (1963), Tân Tỵ (1941, 2001), Canh Tuất (1970), Giáp Ngọ (1954, 2014), Tân Hợi (1971).
– Những người mệnh Thuỷ sinh vào các năm sau:
Bính Tý (1936, 1996), Quý Tỵ (1953, 2013), Nhâm Tuất (1982, 1922), Đinh Sửu (1937, 1997), Bính Ngọ (1966), Quý Hợi (1983, 1923), Giáp Thân (1944, 2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945, 2005), Giáp Dần (1974), Nhâm Thìn (1952, 2012), Ất Mão (1975).
IV. Ý nghĩa cây hồng môn
Xem thêm : Ưu điểm và nhược điểm của mạng xã hội
– Cây hồng môn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong tiếng Trung, Hồng là từ chỉ màu đỏ – tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc; Môn có nghĩa là cánh cửa – thứ rất quan trọng trong văn hóa xưa – tượng trưng cho “gia môn phú quý”. Vì vậy, cây hồng môn có nghĩa là cánh cửa đỏ mở ra tương lai đầy tươi sáng và rạng rỡ cho con người.
– Hồng môn là loại cây tốt lành, có thể điều hòa khí phong thủy trong nhà. Cây thu hút những dòng khí tích cực và điều hòa bớt những dòng khí tiêu cực trong môi trường xung quanh. Trồng cây hồng môn trong nhà sẽ giúp không gian sống trở nên hài hòa và bình yên hơn.
Cây hồng môn có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp
– Trong tình yêu, trái tim và màu đỏ đều mang ý nghĩa tình yêu chân thành và nồng cháy, nên bạn hoàn toàn có thể tặng một chậu hồng môn cho nửa kia để bày tỏ tấm lòng mình.
– Đối với những người đang kinh doanh, nên đặt một chậu hồng môn nơi bàn làm việc của mình hoặc quầy lễ tân của công ty, rất có ích cho con đường công danh, sự nghiệp, không những để trang trí mà còn có tác dụng như “mèo thần tài” vẫy gọi sự thuận lợi và tài lộc đến rất hiệu quả.
V. Tác dụng cây hồng môn
– Trang trí, làm cảnh: Cây hồng môn có sự kết hợp hài hòa giữa hai màu trái tim xanh tươi mát và đỏ rực rỡ nên phù hợp với không gian thiết kế hiện đại. Cây không chỉ giúp môi trường xung quanh có thêm màu sắc tươi mới mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chậu hồng môn trang trí tại những nhà hàng, quán cà phê, khách sạn,… Nếu sử dụng cây để trang trí nhà ở thì nên đặt cây tại vị trí phù hợp để tránh độc của nhựa cây tiếp xúc với trẻ nhỏ.
– Quà tặng cho người thân yêu: Với lá cây màu xanh hình trái tim và những bông hoa đỏ rực rỡ, hồng môn là loài hoa ưa thích của các cặp tình nhân. Họ thường tặng cho nhau hoa hồng môn vào các dịp lễ tình yêu thay cho lời hứa về một tình yêu bền chặt và mặn nồng.
– Thanh lọc không khí: Cây hồng môn có tác dụng thanh lọc không khí khá tốt, không chỉ hấp thụ khí CO2 và cung cấp khí O2, cây còn hấp thụ được cả những chất độc bay hơi trong không khí như benzen, xylen,… được thải ra trong quá trình hoạt động của thiết bị điện tử như máy in, máy tính,… Ngoài ra, để cây trong phòng làm việc khiến cho không gian xanh hơn, giúp giảm stress cho dân văn phòng.
VI. Cách trồng cây hồng môn
1. Giá thể
Hoa hồng môn tương đối dễ trồng, trước nhất cần chuẩn bị tốt giá thể của cây. Giá thể trộn 2 phần trấu hun với 1 phần đất phù sa. Đất cần đảm bảo có độ tơi xốp, giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước tốt để không khiến cây bị úng.
2. Chọn cây giống
Có thể dùng 2 loại cây giống để trồng:
– Loại cây một thân, cắt phần chồi từ cây gốc có 1-2 rễ để trồng.
– Loại cây đã có sẵn 2 chồi, sau đó tách ra làm đôi để thành 2 cây.
3. Kỹ thuật trồng
– Sau khi đã chọn được cây giống, ta cho giá thể vào chậu, đặt chồi cây đã được cắt vào chậu và ấn chặt xung quanh.
– Tưới nước đủ ẩm cho chậu cây và đặt ở nơi râm mát, có thể ở dưới 2 lớp lưới che hoặc cũng có thể là ở dưới tán cây đã phát triển.
– Sau khoảng 20 ngày, mang cây ra nơi dưỡng cây để mau bén rễ. Điều này giúp đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường; giúp cây cho ra nhiều lá và hoa nhiều hơn.
4. Cách nhân giống hồng môn
Để nhân giống hồng môn, có thể thực hiện phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ, hoặc sử dụng phương pháp nuôi cấy mô từ lá và hạt.
Phương pháp tách chiết đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao nhất nên được áp dụng trong thực tế là chủ yếu. Với các cây con, cần tách từ cây mẹ đã được trồng từ hơn 4 tháng và có khoảng 3-4 lá non. Khi tách, dùng dao sắc cắt sát phần gốc, kèm theo 1-2 rễ. Sau đó, lấy rễ bèo tây bó lại, ươm một thời gian cho ra rễ rồi đem trồng vào chậu.
Còn phần cây mẹ, vẫn tiếp tục nuôi trồng. Thời gian sau, cây sẽ lại mọc thêm chồi mới, khi chồi có từ 2-3 lá lại tiếp tục cắt để trồng thành cây.
Cây hồng môn trồng thủy sinh
VII. Cách chăm sóc hồng môn
Xem thêm : Quốc gia đông dân nhất thế giới
1. Tưới nước
Muốn cây hồng môn không những sinh trưởng tốt mà còn đảm bảo thẩm mỹ thì chế độ nước rất quan trọng. Nếu lá cây bị vàng, nhạt màu hay bị cháy thì cần phải xem lại nguyên nhân là gì; do tưới quá nhiều nước cho cây hay đất quá khô. Từ đó biết mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp, đảm bảo độ ẩm 70 – 80%.
2. Nhiệt độ
Hồng môn thích hợp với nhiệt độ trong khoảng từ 15 – 30 độ C. Nếu thấp hơn 15 độ C thì cây sẽ chậm phát triển; nếu cao hơn 30 độ C thì cây sẽ bị vàng lá hoặc thối rễ, lúc đó, cần tìm biện pháp tránh nóng cấp tốc cho cây.
3. Đất trồng
Đất trồng hồng môn phải là loại đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng, luôn đảm bảo độ tơi xốp. Có thể trộn thêm phân chuồng hoặc các loại mùn để đảm bảo tốc độ sinh trưởng của cây.
4. Ánh sáng
Cây hồng môn ưa ánh sáng vừa phải, không chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp chói chang.
Khi trồng loại hoa này, cần phải làm giàn để giảm độ sáng. Có thể dùng cọc gỗ, cọc tre để làm cột và phủ lưới đen lên trên. Giàn cần có độ cao khoảng 2-2.5m so với mặt đất.
5. Bón phân
Sau khi trồng được 50-60 ngày, đã có thể tưới nước phân, nước tiểu có nồng độ từ 1/10-3/10 tùy theo kích thước lớn nhỏ của cây. Mỗi tuần tưới 1 lần.
Ngoài ra, có thể bón thêm phân NPK tổng hợp, phân chuồng, phân hữu cơ dạng viên cho cây. Với những loại phân bón này, nên khoảng 5-6 tháng mới bón 1 lần.
6. Cắt tỉa cây
Muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho nhiều lá và hoa thì cần phải thường xuyên cắt tỉa, làm sạch cỏ dại để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Làm sạch cỏ ở phần gốc cây, xới và làm cho đất tơi xốp. Cắt bỏ những cành khô héo, lá vàng,…
7. Phòng trừ sâu bệnh hại
Một số loại bệnh mà hồng môn thường gặp đó là virus xoắn lá, thối củ, thối gốc và thối thân.
– Với bệnh virus xoắn lá, nó khiến lá cây bị xoắn lại, không có khả năng cho ra hoa; vì thế cần phải loại bỏ những cây bị bệnh vì chúng không còn khả năng ra hoa, bệnh này cũng dễ lây lan nên cần bỏ ngay để không làm ảnh hưởng đến những cây khác.
– Còn với các trường hợp thân, gốc và củ hoa hồng môn bị thối là do đất bị ẩm ướt, môi trường sống không đảm bảo độ thông thoáng. Chính vì vậy, nên chú ý dọn sạch, tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm, ánh sáng để hạn chế phát bệnh.
8. Cây hồng môn đặt ở đâu
Hồng môn vốn là cây ưa ẩm và ưa sáng nên khi chăm sóc loài cây này, tốt nhất bạn nên đặt cây trong nhà ở những nơi đủ ánh sáng và thoáng khí không đặt nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ làm cây vàng lá, cháy lá. Nếu đặt trên bàn học, bàn làm việc thì chọn nơi ít nắng, hạn chế để cây bị khô. Cây có thể sống trong môi trường điều hòa.
VIII. Giá cây hồng môn là bao nhiêu?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây hồng môn tại các cửa hàng cây cảnh uy tín trên toàn quốc với giá khoảng 180.000-300.000 đồng/cây. Bên cạnh đó, giá bán còn có thể tùy thuộc vào loại và thời điểm bán, có chậu trồng hoặc không có chậu trồng cây. Do đó khi mua bạn nên tìm hiểu và liên hệ với chủ shop để được biết thông tin chi tiết về giá cụ thể hơn.
Ngoài trồng làm cảnh, một số nhà vườn còn cung cấp thêm sản phẩm hoa hồng môn cắt sẵn. Nếu mua số lượng nhiều thì giá bán buôn dao động từ 3.500-7.000 đồng/bông. Còn mua lẻ thì giá sẽ cao hơn, từ 5.000-15.000 đồng/bông.
IX. Cây hồng môn có độc không?
Cây hồng môn là thực vật họ ráy nên trong nhựa cây có độc tố Calcium oxalate và Asparagine gây hại đối với con người và động vật trong nhà. Nên đặt cây tại vị trí xa tầm với của trẻ bởi chẳng may trẻ ăn phải sẽ bị ngộ độc, bỏng miệng và đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, người trưởng thành cũng cần chú ý đeo găng tay khi chăm sóc cắt tỉa cây để tránh chất độc tiếp xúc với da.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp