120.000đ/kg
Không chỉ là một loại rau thơm được dùng khá phổ biến trong các món ăn, cây kinh giới còn là thảo dược quý với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu về loại cây này để biết thêm những thông tin hữu ích nhé! Biết đâu, sẽ có lúc bạn cần tới vị thuốc từ thiên nhiên này.
Bạn đang xem: Cây kinh giới và tác dụng thần kỳ của loại “rau thơm” quen thuộc
Mô tả cây kinh giới là cây gì, đặc điểm như thế nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu về tác dụng, bạn cần phải biết được đặc điểm, tên gọi cũng như thành phần của vị thuốc này ra sao, như thế nào?
Tên gọi
Loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như: Giả tô, Thử minh, Khương giới, Kinh giới thán, Kinh giới huệ, Tái sinh đơn, Cử khanh cố bái tán, Thạch kinh giới, Hồ kinh giới, Trân la kinh, Nhất niệp kim, Độc hành tán, Như thánh tán, Tịnh giới… Tuy nhiên, đây đều là những cái tên trong y học cổ truyền.
Vậy, cây kinh giới tiếng anh là gì? Tên khoa học của cây là: Elsholtzia Cristata, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Đây vừa là một cây thuốc vừa là một loại rau thơm.
Đặc điểm
Loài cây này là cây thân cỏ, có mùi thơm đặc trưng và có chiều cao trung bình từ 0.6 đến 0.8m. Nhìn vào, bạn dễ dàng thấy rằng cây có thân vuông, phần gốc có màu hơi tím, toàn thân cây có lông mềm, mỏng. Lá của cây mọc đối nhau, xẻ sâu từ 3 đến 5 thùy. Cây có hoa dài từ 3 đến 8cm có màu tím nhạt, mọc thành từng bông riêng lẻ. Quả có màu nâu, mặt bóng, hình trái xoan và có kích thước khoảng 1mm.
Không ít người thường có thắc mắc rằng cây kinh giới có phải là cây tía tô không? Tuy nhiên, câu trả lời ở đây là không. Kinh giới và tía tô là hai loại cây hoàn toàn khác nhau mặc dù có vẻ ngoài tương tự.
Cây kinh giới mọc ở đâu?
Nơi phân bố chính của loại cây này đó chính là những vùng đồi núi, đất đá bỏ hoang, nơi có nhiều nắng như bờ sông, rừng… Các nước như Campuchia, Lào, Ấn Độ, Myanmar, Mông Cổ, Trung Quốc… là những nơi được ghi nhận tìm thấy nhiều loại cây này. Thậm chí, cây còn có mặt ở một vài quốc gia Châu u, nơi có người châu Á sinh sống.
Xem thêm : Phim Cậu út nhà tài phiệt tập 9: Song Joong Ki bắt tay với "quý nhân" triệt hạ tập đoàn Soonyang?
Tại nước ta, cây có thể sống ở rất nhiều nơi và dễ trồng. Vì vậy, cây còn được biết đến là cây kinh giới dại, rừng, tây, núi…
Bộ phận dùng, cách bào chế
Vì sao kinh giới lại được coi là thảo dược quý, rất tốt cho sức khỏe? Vì bạn có thể dùng mọi bộ phận của cây để điều chế các bài thuốc hay, hiệu quả.
Thời gian để thu hái loại cây này là vào mùa thu, lúc hoa còn có màu xanh.
Để sử dụng, người ta hái toàn bộ cây sau đó rửa sạch, cắt từng đoạn từ 4-5cm, phơi khô rồi bảo quản để dùng dần.
Hình ảnh cây kinh giới
Bạn có thể tham khảo hình ảnh dưới đây để dễ dàng nhận biết loài cây này khi gặp trong cuộc sống.
Dược tính cây kinh giới
Trong y học cổ truyền, cây có vị cay, ấm, không độc. Cây thuộc quy kinh phế và kinh can.
Theo Đông Dược học Thiết yếu, loại cây này có khả năng tán nhiệt, giải biểu, khứ hàn, chỉ huyết.
Cây kinh giới có tác dụng chữa bệnh gì, có tốt không?
Tác dụng của loại cây này như thế nào chắc hẳn là điều nhiều người đang nóng lòng muốn biết. Loại rau thơm quen thuộc này không chỉ để ăn sống mà còn được dùng để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Theo như nghiên cứu, loại rau này có các tác dụng như:
- Hạ nhiệt, chống dị ứng và an thần
- Giãn cơ trơn phế quản
- Tiêu viêm
- Cầm máu
- Tán hàn, chống co giật và khứ phong
- Trị chảy máu cam và tiểu tiện ra máu
- Chữa đau đầu, cảm mạo và phát sốt
- Trị nôn mửa, cổ họng sưng đau và băng huyết.
- Làm trắng da
- Chữa viêm xoang
- Chữa thủy đậu
- Chữa mề đay
- Chữa cảm cúm, trị ho
Xem thêm : Top 10 địa điểm hấp dẫn tại Miền Nam Việt Nam dành cho Việt Kiều
Đặc biệt, cây kinh giới tắm cho bé được cho là rất tốt và được áp dụng nhiều trong dân gian. Việc tắm cho bé bằng loại lá này có tác dụng trị rôm sảy.
Những bài thuốc hay từ cây kinh giới
Loại rau thơm gần gũi và quen thuộc này khi được kết hợp cùng một vài vị thuốc trong đông y đã tạo nên những bài thuốc chữa trị bệnh rất hiệu quả. Tiêu biểu nhất phải kể đến:
- Hạ sốt: Chuẩn bị 20g cành và lá của cây cùng với 24g sắn dây. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào nồi, cho nước vào và sắc để lấy nước uống. Dùng cho đến khi hạ sốt, nhiệt độ trở về bình thường.
- Điều trị dị ứng: Dùng toàn bộ các bộ phận của cây, cho vào nồi và bắc lên bếp sao cho nóng già. Sau đó, cho vào khăn mỏng chà xát lên chỗ bị ngứa. Áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Cây kinh giới mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Những tác dụng mà cây thuốc nam kinh giới này mang lại là không thể chối cãi. Vì vậy, nhu cầu tìm mua vị thuốc này tăng nhanh, nhất là tại các thành phố, nơi có ít đất trống để trồng. Vậy, cây kinh giới bán ở đâu?
Câu trả lời dành cho bạn đó chính là tại các khu chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm… Tuy nhiên, để an toàn khi sử dụng nhất, bạn nên chọn mua ở những nơi cung cấp thực phẩm sạch, hữu cơ. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua cây kinh giới khô tại các tiệm thuốc đông y gần nơi mình sinh sống.
Hiện, giá của loại rau này không quá đắt, chỉ từ 30-50.000đ/500gr.
Lưu ý khi sử dụng rau kinh giới
Mặc dù là vị thuốc tốt cho sức khỏe con người nhưng không phải thế mà bạn chủ quan với những tác hại của rau kinh giới nếu sử dụng sai cách hay quá lạm dụng.
Vì vậy, hãy lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng vị thuốc này:
- Không quá lạm dụng và sử dụng quá liều lượng. Chỉ nên dùng 5 đến 10g ở dạng phơi khô, và từ 15 đến 30g dạng tươi mỗi ngày.
- Không nên dùng cho những người bị nhọt chảy mủ hay trẻ em bị sởi, người bị nhức đầu do âm hư hỏa vượng, đổ mồ hôi nhiều, biểu hư, huyết hư hàn nhiệt…
- Loài cây này rất kỵ cua biển, thịt lừa và cá lóc vì vậy không nên dùng chung với nhau.
Trên đây là tất tần tật những gì bạn cần biết về cây kinh giới – một loại rau thơm có tác dụng trên cả tuyệt vời đối với sức khỏe. Bạn nghĩ sao nếu tự tay trồng một chậu rau thơm này ở ban công nhà hay ở mạnh vườn nhỏ sau nhà. Sẽ rất hữu ích đấy, đừng bỏ qua bạn nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp