Cây mần tưới có tên khoa học Eupatorium fortunei Turcz, thuộc họ Cúc (Asteraceae), là loại cây thân thảo, mọc hoang dại ở bìa rừng, ruộng đồng và ven đường. Cây thường dùng để làm rau ăn sống hoặc dùng để làm gia vị, giúp kích thích tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể.
Theo Y học cổ truyền, mần tưới có vị đắng, mùi thơm, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, phá huyết ứ, điều kinh, giải nhiệt và được dùng để trị chứng cảm do nắng nóng, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, thống kinh, chậm kinh…
Bạn đang xem: Mần tưới, vị thuốc thanh nhiệt chữa cảm nắng, mụn nhọt mùa hè
Ngoài ra dân gian còn dùng mần tưới để diệt chấy, rận rệp, xua đuổi các loại bọ chó, bọ mạt.
Xem thêm : Nâu đỏ phai ra màu gì? Công thức nhuộm màu nâu đỏ
Mần tưới thường được thu hái vào mùa hè, cắt lấy đoạn ngọn cành có lá, rửa sạch phơi trong bóng râm, sấy khô hoặc tươi làm thuốc.
1. Cách dùng vị thuốc mần tưới chữa một số bệnh mùa hè
1. Giải nhiệt, tiêu hóa tốt: Mần tưới 20g (nên hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô) hãm với nước đun sôi hoặc sắc với 300ml nước còn 100ml, uống hàng ngày.
2. Giải cảm do nắng nóng: Lá non mần tưới 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.
3. Giảm sưng đau do mụn nhọt (mụn nhọt chưa mưng mủ): Lá mần tưới tươi 50g, rửa sạch, giã nát đắp nơi có mụn nhọt. Ngày đắp 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 10-15 phút.
Xem thêm : Bà bầu ăn tôm khi mang thai: Bổ sung protein và chất dinh dưỡng
4. Ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh ngoài da mùa hè: Nấu mần tưới dùng để tắm ngoài da, vì mần tưới chứa tinh dầu dễ bay hơi nên có thể ức chế vi khuẩn và khử trùng.
2. Lưu ý khi dùng mần tưới
- Không dùng cho người có thể âm hư và huyết nhiệt
- Người huyết hư nhưng không có ứ trệ không nên dùng.
- Nên dùng bài thuốc từ mần tưới cho người bị chậm kinh. Người có kinh nguyệt đến sớm hơn không nên sử dụng dược liệu này.
3. Một số biện pháp khác phòng bệnh mùa hè
- Uống đủ nước trong ngày.
- Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ trưa đến khoảng 3 giờ chiều, khi các tia nắng chiếu thẳng góc.
- Giữ vệ sinh khi ăn uống, khi chế biến món ăn, đảm bảo ăn chín uống sôi.
- Giữ vệ sinh môi trường sống, thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế.
Mời bạn xem tiếp video:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp