Cây me đất còn được người dân một số nơi gọi với một số tên gọi khác như là chua me đất, toan tương thảo, tam diệp toan, tạc tương thảo, ba chìa,…
Cây me đất có hai loại là me đất hoa vàng với tên khoa học là Oxalis corniculata L và cây me đất hoa đỏ có tên khoa học là Oxalis corymbosa DC đều thuộc họ Oxalidaceae.
Bạn đang xem: Cây me đất có tác dụng gì?
Xem thêm : [GIẢI ĐÁP] Nối Tóc Bao Lâu Thì Nâng Mối Nối?
Cây me đất là loại cây mọc hoang, có thể tìm thấy cây này ở những nơi đất ẩm mát như trong vườn, hay ở bãi đất hoang hoặc bờ ruộng. Cây me đất phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Me đất là loại cây chịu bóng, ưa ẩm, ưa sáng.
Khi sử dụng thường dùng toàn cây hoặc chỉ dùng lá ở dạng tươi, ít khi dùng phơi khô. Mùa thu hái me đất tốt nhất là vào tháng 6 – 7.
Me đất hoa vàng: Là một loại cây thân thảo, có thể sống lâu năm. Loại này thường mọc bò sát đất với thân mảnh hơi có màu đỏ nhạt và hơi có lông. Lá cây me đất hoa vàng là loại lá chét mỏng hình tim và có cuống dài, mọc so le. Hoa mọc thành tán, mỗi tán gồm có từ 2 – 3 hoa, đôi khi có 4 hoa, hoa màu vàng. Quả nang thuôn dài, khi chín sẽ nứt dọc tạo thành các mảng cong lại, tung hạt đi xa. Hạt có hình trứng, dẹt, có bướu, màu nâu thẫm, mọc thành hàng rất đều.
Xem thêm : Tin tức
Me đất hoa đỏ: Cũng là một loại cây thân thảo nhỏ, cao từ 20 – 30cm. Phần dưới đất của cây có nhiều vảy xếp sít sao. Bẹ lá phình lên chứa nhiều tinh bột, làm cho thân cây trông có vẻ như một hành. Lá cây me đất hoa đỏ là loại lá kép có cuống dài, cấu tạo bởi 3 lá chét hình tim ngược, mặt dưới lá có tuyến hơi đen, uống lá mảnh, dài và có lông.
Theo nghiên cứu cho thấy thân cây me đất có chứa các hoạt chất chính như là kali, acid oxalic và oxalat kali. Ngoài ra, trong cây me đất còn có chứa các thành phần khác như là vitamin C, B2, caroten; acid tartric, citric, calci…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp