Cây Ngọc Ngân hay còn có tên gọi khác là cây Valentine. Cây có lá khá nổi bật, vì tính tương phản giữa màu xanh thẫm của lá và màu trắng phần giữa lá, nó khiến người xem bị thu hút và thích thú ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cây phù hợp để là cây cảnh nội thất, trang trí quán cà phê, văn phòng…
Đặc điểm của cây Ngọc Ngân
Tên thường gọi: Cây Ngọc Ngân, cây Vanlentine
Bạn đang xem: Cây Ngọc Ngân
Tên khoa học: Dieffenbachia Picta
Tên tiếng anh: White Osaka Aglaonema
Họ (familia): Ráy (Araceae)
Nguồn gốc và xuất xứ: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia…
Lá cây mền, có màu trắng chiếm 80%, 20% màu xanh của viền lá và thân lá. Lá hình bầu dục giống ngọn giáo, mọc không đối xứng, màu xanh đốm trắng, cuốn lá đầy bao bọc một phần thân cây.
Cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, thân dày, có lá thay thế.
Cây có rễ chùm nên phát triển và sinh trưởng rất nhanh, cây mọc thành từng bụi.
Ý nghĩa phong thủy của cây Ngọc Ngân
– Cây Ngọc Ngân hay còn có tên là cây Valentine trong tình cảm nó được đại diện cho tình yêu, nó sẽ là một món quà ý nghĩa đối với các cặp đôi.
Xem thêm : Độ tuổi thi bằng lái xe của từng hạng tại Việt Nam
– Nếu đặt ở văn phòng, bàn làm việc, trong nhà thì Ngọc Ngân sẽ mang đến sự may mắn và bổng lộc cho gia chủ.
Cây Ngọc Ngân hợp mệnh gì và tuổi nào?
Khi bạn đã tìm hiểu về cây phong thủy thì chắc chắn bạn sẽ phải xem cây có phù hợp với mệnh của mình không?
Nếu trồng cây hợp với bản mệnh cây tươi tốt sẽ giúp vượng khí tăng. Tuy nhiên nếu khắc thì cây tươi tốt lại hút những điều tốt đẹp.
Cây Ngọc Ngân có sắc trắng lá hình mũi giáo tượng trưng cho mệnh Kim. Chính vì thế cây rất phù hợp với người mệnh Kim, Thủy và Thổ.
Nếu xét về 12 con giáp thì cây không xung khắc với bất kỳ tuổi nào. Tuy nhiên, những người mệnh Hỏa hay mệnh Mộc, trồng cây Ngọc Ngân bạn nên lưu ý những điểm sau:
Những người mệnh Mộc: Nên chọn chậu trồng có màu đen, xanh nước biển vì Thủy sinh Mộc nên chậu (Thủy) sinh Mộc (gia chủ) sẽ hóa giải xung khắc giữa Kim (cây) với Mộc (gia chủ).
Những người mệnh Hỏa: Vì Hỏa (lửa) sẽ làm tan chảy Kim (Kim loại) nên để dung hòa điều này bạn nên chọn chậu trồng có màu nâu đất hay xanh lá cây để bổ trợ cho người mệnh Hỏa.
Ngoài ra, khi cây tươi tốt thì mới sinh vượng khí. Chính vì vậy mà bạn nên chăm sóc chúng cẩn thận nhé!
Cách chăm sóc cây Ngọc Ngân
Thuộc loại cây cảnh văn phòng, Ngọc Ngân ưa mát có thể sống được trong môi trường máy lạnh và thiếu sáng, cây rất dễ sống và chăm sóc.
1. Ánh sáng
Có thể sống được trong môi trường trong nhà, văn phòng chỉ có ánh sáng điện huỳnh quang.
Xem thêm : Váy Cưới Dính Rượu Vang Có Giặt Được Không Các Mẹ
Tuy nhiên điều kiện ánh sáng thích hợp nhất với cây là được nhận ánh sáng nhẹ vào buổi sáng và chiều tối. Do vậy nên để cây ở cửa sổ hoặc của ra vào, giếng trời để cây luôn có màu sắc tươi tắn.
Tránh để cây nơi cạnh kính có ánh nắng gắt chiếu qua kính, cây dễ bị cháy lá.
2. Nước
Tuy theo điều kiện khác nhau mà bạn có cách tưới nước phù hợp, có thể áp dụng theo công thức mùa hè để trong nhà 1 tuần tưới nước 2 lần, ngoài trời 3 lần/ tuần, vào mùa đông, mùa lạnh thì cây để trong nhà 1 tuần tưới 1 lần ngoài trời 2 lần/ tuần, tránh để cây bị úng nước lâu ngày.
Ngoài ra cây Ngọc Ngân cũng có thể trồng được trong nước, và cách chăm sóc rất dễ dàng, chỉ cần đổ thêm nước khi bình hết nước, thi thoảng cho thêm 1/2 viên b1 nếu thấy cây thiếu chất hoặc 2 -3 giọt dung dịch thủy sinh. Nếu thấy nước đục có mùi thì cần thay nước và xem rễ có bị thối thì cắt bỏ đi là được.
3. Nhiệt độ
Cây Ngọc Ngân thích hợp với nhiệt độ từ 20°C – 30°C. Khi nhiệt độ xuống 12oC cây có thể tồn tại được một thời gian nhưng sẽ bị rụng lá và lâu dài sẽ giết chết cây.
4. Đất trồng
Ngọc Ngân phát triển rất mạnh nên đất trồng cần phải có nhiều dinh dưỡng và độ thông thoáng là điều kiện tốt để cho cây phát triển nhanh, để tạo mùn và độ thông thoáng bạn có thể trộn thêm tro, trấu, mùn, xơ sừa…
5. Nhân giống
Cây có thể nhân giống bằng cách tách bụi và giâm cành. Đây là 2 phương pháp phổ biến và nhân giống nhanh.
Cây ngọc ngân có 2 loại:
Loại trồng đất đường kính 20 cm cao 50 cm giá: 155.000 đ (chưa bao gồm chậu) Loại trồng trong nước: 200.000 đ (đã bao gồm bình thủy tinh)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp