Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì mà phụ nữ nào cũng có thể cần đến?

Chống virus

Củ trinh nữ hoàng cung có lectin amaryllidaceae, liên kết với mannose một lá mầm. Chất này có tiềm năng kháng virus đáng kể trong ống nghiệm và không gây độc tính cho thận của khỉ xanh châu Phi.

Chống khối u

Dịch chiết nước có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở chuột, điều hòa miễn dịch.

Chống ung thư tuyến tiền liệt

Dịch chiết nước ở một nồng độ phù hợp giúp ức chế đáng kể sự phát triển của khối u, phục hồi chức năng miễn dịch.

Chống oxy hóa

Cây trinh nữ hoàng cung tích cực thu gom gốc tự do peroxyl khi thử nghiệm trong ống nghiệm.

Chống viêm

Dịch chiết nước chống viêm mạnh bằng cách ngăn ngừa kích hoạt enzym IDO và tiết neopterin do mitogen gây ra.

7 dịch chiết methanol có khả năng ức chế mạnh đến trung bình đối với NF – kB – một yếu tố trung gian gây viêm.

Tẩy giun

Dịch chiết methanol từ lá trinh nữ hoàng cung.

Tăng khả năng đông máu

Nhờ một lectin từ loài cây này.

Chống khối u đại thực bào ở phúc mạc

Alkaloid có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư hạch theo nhiều con đường.

Tiêu huyết khối

Dịch chiết methanol của lá cây có hoạt tính làm tan cục máu đông đáng kể trong ống nghiệm.

Giảm đau, chống viêm

Dịch chiết nước từ lá khô có tác dụng giảm đau và chống viêm.

Kháng khuẩn

Chiết xuất Metanol thô của lá có hoạt tính kháng E.coli mạnh, chống viêm đáng kể với tình trạng giảm trương lực và cảm ứng nhiệt; dịch chiết trong một số dung môi khác có đặc tính độc tế bào từ nhẹ đến trung bình.

Cây và lá trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì?

Trong dân gian, cây này được dùng để chữa u xơ, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Cũng có người dùng dược liệu này để điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.

Ở các tỉnh phía nam, cây được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu. Nó còn được khuyến khích dùng trong thời kỳ mãn kinh để giảm những cơn bốc hỏa, tăng sức khỏe tử cung, hạn chế đau bụng kinh ở phụ nữ trẻ.

Lá trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì? Lá và thân hành giã nát, hơ nóng dùng xoa bóp ngoài da để làm sung huyết da chữa tê thấp, nhức.

Ở Ấn Độ, người dân dùng thân hành của cây xào nóng, giã rồi đắp để trị thấp khớp, mụn nhọt hay áp xe. Dịch ép từ lá làm thuốc nhỏ tai chữa đau tai. Củ rang bôi ngoài da giúp giảm đau trong bệnh thấp khớp. Một số bộ lạc của đất nước này dùng nước ép củ để làm thuốc chống viêm ruột.

Ở Campuchia, tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung được dùng để điều trị bệnh phụ khoa.

Y học cổ truyền Trung Quốc ứng dụng thảo dược này nhờ đặc tính kháng khối u và kháng virus của nó.

Y học Ayurveda sử dụng trong điều trị bệnh trĩ, sốt và đau tai.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không? Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?

Liều dùng