1. Đặc điểm cây xấu hổ
Trước khi tìm hiểu uống nước cây xấu hổ có tác dụng gì thì bạn cần biết những đặc điểm của loại cây này để nhận diện, tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
- Tác dụng của ngôi kể thứ nhất?
- Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm chi trả tối đa 200 triệu đồng/hợp đồng
- Xem sao chiếu mệnh và vận hạn năm 2023 Quý Mão cho tuổi Kỷ Mùi 1979 nam, nữ mạng chi tiết nhất
- Mùng 1 có nên tắm gội, giặt giũ hay không? Câu trả lời bất ngờ, nhiều người thực hiện sai khiến ‘mất dông’ cả năm
- Cách trị tàn nhang bằng lá tía tô đơn giản, hiệu quả tại nhà
Cây xấu hổ còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây trinh nữ, cây mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo,… Đây là một loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) có tên khoa học là Mimosa Pudica L.
Bạn đang xem: Tin tức
Cây trinh nữ thuộc cây thân thảo, lâu năm, khi trưởng thành sẽ bò sát đất. Thân cây nhỏ và chia thành nhiều nhánh, có gai. Lá cây hình lông chim. Điểm đặc biệt ở là khi chạm vào sẽ tự động khép lại nên có tên gọi là cây “xấu hổ”. Hoa mọc ra từ nách lá, thành chùm nhỏ, hình cầu, màu hồng nhạt. Quả mọc thành chùm và có nhiều lông.
Có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây xấu hổ để làm dược liệu
Ở nước ta có thể dễ dàng tìm thấy cây xấu hổ ven đường, sông, kênh, rạch, bãi đất trống,… Tất cả các bộ phận của cây thẹn đều có thể sử dụng để làm dược liệu ở dạng tươi hoặc khô, Phần cành và lá thường thu hoạch vào mùa khô, rễ cây có thể thu hoạch quanh năm.
Xem thêm : Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Có 2 loại được ghi nhận hiện nay là xấu hổ tím và xấu hổ trắng, Tuy nhiên, cây xấu hổ trắng giá trị dược liệu không cao nên ít được sử dụng. Ngược lại, xấu hổ tím mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được sử dụng phổ biến và trồng ngày càng nhiều.
2. Uống nước cây xấu hổ có tác dụng gì?
Cây xấu hổ được biết đến với nhiều công dụng khác nhau bởi cây có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe.
Thành phần
Mỗi thành phần chứa trong từng bộ phận của cây đều mang lại những tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người như:
- Thân cây chứa nhiều alcaloid là minosin, crocetin, flavonoid, acid amin, acid hữu cơ,…
- Hạt có chứa chất nhầy tương tự như adrenalin.
- Lá và quả có thành phần Selen.
Cây trinh nữ có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
Tác dụng
Với những thành phần kể trên thì uống nước cây xấu hổ có tác dụng gì? Dưới đây là những công dụng của cây trinh nữ đối với sức khỏe là:
- Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Dùng khoảng 5g cây xấu hổ, nghiền nát rồi cho vào nước sôi, lọc lấy nước uống liên tục từ 10 ngày trở lên, bạn sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện rõ rệt.
- Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Uống nước cây xấu hổ liên tục 2 lần/ngày có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh hen suyễn hiệu quả.
- Duy trì sức khỏe răng miệng: Uống hoặc súc miệng bằng nước cây xấu hổ vừa giúp cải thiện các vấn đề răng miệng vừa hỗ trợ điều trị đau răng.
- Ngăn ngừa rụng tóc: Ít ai biết rằng uống nước cây xấu hổ thường xuyên sẽ kích thích quá trình hình thành tế bào tóc mới, chống rụng tóc, chống hói đầu.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Uống nước cây xấu hổ sẽ giúp cân bằng hàm lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị những trường hợp đái tháo đường.
- Cải thiện huyết áp: Uống nước cây xấu hổ đều đặn 2 lần/ngày giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định, ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao.
- Ngăn ngừa tình trạng xuất tinh sớm: Cho hai thìa cà phê hạt của cây xấu hổ vào nước ấm, cho thêm một ít đường, khuấy đều, uống vào mỗi buổi tối sẽ cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, giúp “cuộc yêu” của các cặp đôi đạt được thời gian như mong muốn.
- Trị giun, giảm đau bụng: Lá cây xấu hổ rửa sạch, giã nát, thêm một ít nước sau đó vắt lấy nước cốt, trộn một ít mật ong hoặc muối uống vào mỗi ngày một lần sẽ cho hiệu quả tẩy giun, giảm triệu chứng đau bụng. Có thể uống liên tục từ 3 – 4 ngày rồi ngưng.
- Trị rắn cắn: Uống nước sắc từ rễ cây xấu hổ giúp điều trị nọc độc do rắn cắn, kể cả những loài nguy hiểm như rắn hổ mang.
- Chữa bệnh vàng da: Nước cốt chiết từ lá của cây trinh nữ giúp cải thiện rõ rệt chứng vàng da sau 10 ngày uống liên tục.
- Điều hòa kinh nguyệt: Cây trinh nữ rất tốt với nữ giới bởi cây có đặc tính cân bằng nội tiết tố, giảm tình trạng xuất huyết nhiều khi nữ giới đến chu kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm : Các chất hữu cơ tác dụng với NaOH
Không chỉ có những công dụng kể trên, cây trinh nữ còn giúp thúc đẩy vết thương nhanh lành, giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị gãy xương, bong gân, cải thiện tình trạng chướng bụng, khó tiêu, ho, giảm đau, chữa bệnh trĩ, hạn chế nguy cơ trầm cảm, suy nhược thần kinh,… Ở Ấn Độ, cây trinh nữ được dùng để điều hòa kinh nguyệt, chữa ra máu âm đạo bất thường. Tại Philipin, cây thẹn được xem như một vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, chữa đau bụng, kiết lỵ,…
Cây thẹn có tác dụng giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả
3. Những lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ
Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc uống nước cây xấu hổ có tác dụng gì ở trên cho thấy cây mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cây xấu hổ là dược liệu tự nhiên trong thành phần có rất nhiều hoạt chất khác nhau nên đôi khi có thể gây ra phản ứng dị ứng.
- Nhiều trường hợp sử dụng cây xấu hổ có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trước khi sử dụng cần phải rửa cây thật sạch để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc áp dụng phương pháp điều trị bệnh nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Trong quá trình uống nước cây xấu hổ, nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, cần phải ngưng uống ngay lập tức và báo với bác sĩ nếu cần thiết để có biện pháp xử lý.
- Không lạm dụng cây quá mức, thận trọng khi sử dụng với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, người có bệnh lý nền.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây xấu hổ
Với câu trả lời cho thắc mắc uống nước cây xấu hổ có tác dụng gì ở trên cùng những thông tin liên quan, hy vọng đã mang đến bạn thông tin hữu ích. Tuy nhiên, những chia sẻ này chỉ mang tính tham khảo, khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cần được tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của Hệ thống Y tế MEDLATEC theo số 1900 565656 để được hỗ trợ kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp