Đọc, viết sai chính tả là tình trạng phổ biến hiện nay. Ngay cả một người Việt Nam chính gốc, nói tiếng Việt từ lúc mới sinh ra cho đến khi khôn lớn trưởng thành đôi khi vẫn phát âm sai và viết sai. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng phân tích một từ ngữ rất được sử dụng nhầm lẫn hàng ngày – “chân thành” hay “trân thành”? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả?
Nghĩa của từ “chân thành” là gì?
“Chân thành” có nghĩa là sự trân trọng, nể trọng, đối đãi bằng cả tấm lòng đối với đối phương mà không hề có lọc lừa, vụ lợi.
Bạn đang xem: Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả?
“Chân” trong “chân thành” là chân thật, không gian dối; còn “thành” là thành thật, thành tâm. Từ “chân thành” được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Khi chúng ta muốn thể hiện lòng biết ơn với một người nào đó, người ta thường sử dụng cụm từ “chân thành cảm ơn”, “chân thành biết ơn”. Cũng như khi bạn muốn xin lỗi vì lỡ gây ra một việc điều gì đó khó chịu, làm tổn thương người khác thì chúng ta cũng có thể nói “chân thành xin lỗi”.
Vậy nghĩa của từ “trân thành” là gì?
Trong từ điển tiếng Việt không hề tồn tại từ “trân thành”. Nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng “trân thành” là từ đồng nghĩa của “chân thành”; “trân” ở đây là trân quý, trân trọng nên “trân thành” cũng có nghĩa tương tự “chân thành”. Điều này là hoàn toàn sai vì “trân thành” hoàn toàn không có nghĩa trong văn viết và không hề phù hợp sử dụng trong giao tiếp.
Sử dụng từ “chân thành” hay “trân thành” với đúng chính tả?
Xem thêm : Tuổi Nhâm Dần sinh giờ nào tốt? Sinh vào 3 khung giờ này cả đời sung sướng
Qua những phân tích trên đã giúp làm sáng tỏ đâu là từ đúng, từ sai trong trường hợp này, chúng ta chỉ sử dụng duy nhất từ “chân thành” với đầy đủ ý nghĩa thể hiện sự hết mình với người khác, hết lòng, nhiệt tình; còn từ “trân thành” là từ hoàn toàn sai chính tả, không nên dùng vì dễ tạo ra sự hiểu lầm.
Một số ví dụ khi sử dụng từ “chân thành”:
Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn khá phổ biến hiện nay trong chính tả
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là do cách phát âm vùng miền khác nhau, đây chính là nguyên nhân chính khiến chúng ta không phân biệt được đâu là từ đúng giữa “chân thành” với “trân thành”.
Xem thêm : CÔNG THỨC LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Đặc biệt, người dân khu vực Bắc Bộ cũng có sự nhầm lẫn giữa các âm đầu như “l” thường bị đọc thành “n” (quả lê -> quả nê; lung linh -> nung ninh…) hoặc âm “s” bị nhầm với âm “x” (sung – xung, sơn – xơn,…). Với người miền Nam các từ có âm “gi” thường không phân biệt được với âm “d, v” (gió – dó, gian – dan,…). Đây là lý do quan trọng nhất cần đội ngũ biên tập để rà soát tránh sai sót, vì hiện nay tình trạng sai chính tả ở mọi tầng lớp, mọi công việc, từ báo giấy cho báo chính thống. Chính vì như vậy mà chúng ta cần phải liên tục bổ sung kiến thức của mình để biết từ nào sai, từ nào nên dùng trong trường hợp nào.
Sai chính tả dẫn đến hậu quả gì?
Nhiều bạn cứ nghĩ đôi khi sai một hai từ cũng không có gì, tuy nhiên nếu cứ lặp đi lặp lại việc này sẽ dẫn đến hậu quả lớn. Lỗi sai chính tả khiến khi giao tiếp với đối phương, họ sẽ cảm thấy bị thiếu sự tôn trọng từ bạn. Ví dụ như khi bạn cần nói lời xin lỗi vì trót gây ra lỗi lầm mà lại dùng từ “trân thành xin lỗi” thì sẽ khiến mọi chuyện trở nên buồn hơn, thật khó chấp nhận.
Vậy nên để bạn không nói và viết sai chính tả nữa thì cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên đọc sách để gia tăng vốn từ, hoặc khi gặp từ nào không hiểu liền tra ngay từ điển tiếng Việt, vừa tra và ghi nhớ sẽ giúp bạn tránh được sai chính tả. Một khi bạn đã phân biệt được “chân thành” với “trân thành” thì các lỗi chính tả khác sẽ chẳng còn là vấn đề nữa.
Tóm lại, “chân thành” hay “trân thành”? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả? đã có lời giải đáp. Khẳng định lại một lần nữa, từ “chân thành” mới là từ đúng, nên được dùng trong văn nói nhiều hơn, mục đích hạn chế tình trạng người Việt nói sai tiếng Việt và thêm nữa là để giữ gìn nét đẹp trong từng con chữ Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp