Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

Câu hỏi:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al

B. Fe (OH)2

C. NaHCO3

D. KOH

Đáp án đúng C

Chất có tính lưỡng tính là NaHCO3 hợp chất lưỡng tính là tên gọi của loại hợp chất vừa có tính axit, vừa có tính bazo, theo quan niệm mới, axit là chất nhường proton (H+) và bazo là chất nhận proton. Phản ứng axit – bazo là phản ứng hóa học trong đó có sự cho và nhận proton.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

– Trong hóa học, hợp chất lưỡng tính là một phân tử hoặc ion có thể phản ứng với cả axit và bazơ. Nhiều kim loại (như kẽm, thiếc, chì, nhôm và beryli) tạo thành các oxit lưỡng tính hoặc hydroxide lưỡng tính. Tính lưỡng tính còn phụ thuộc vào trạng thái oxy hóa. Ví dụ Al2O3 là một oxit lưỡng tính.

– Hợp chất lưỡng tính là tên gọi của loại hợp chất vừa có tính axit, vừa có tính bazơ. Theo quan niệm mới, axit là chất nhường proton (H+) và bazo là chất nhận proton. Phản ứng axit – bazo là phản ứng hóa học trong đó có sự cho và nhận proton.

Hợp chất thỏa mãn tính chất sau sẽ được xếp vào loại hợp chất lưỡng tính:

+ Có phản ứng axit – bazo với một axit (ví dụ HCl).

+ Có phản ứng axit – bazo với một bazo (ví dụ NaOH).

– Chất có đặc thù lưỡng tính là chất có biểu lộ đặc thù axit hoặc đặc thù bazơ. Chất có đặc thù lưỡng tính tạo ra muối khi tính năng với axit cũng như khi tính năng với bazơ . – Chất có tính lưỡng tính khi tính năng với axit hoặc bazơ gây ra phản ứng trung hòa. Nhưng nhiều loại hợp chất khi công dụng với axit hoặc bazơ không gây ra phản ứng trung hòa. Đa số những muối công dụng với axit tạo ra muối và axit. Hoặc muối công dụng với bazơ tạo thành muối và bazơ .

NaHCO3 vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với dd bazo nên là chất lưỡng tính

VD: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

NaHCO3 vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với dd bazo nên là chất lưỡng tính

VD: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

– Hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2

+ Tính axit: A(OH)3 + NaOH → NaAO2 + 2H2O B(OH)2 + 2NaOH → Na2BO2 + 2H2O

+ Tính bazo: A(OH)3 + 3HCl → ACl3 + 3H2O B(OH)2 + 2HCl → BCl2 + 2H2O

– Oxit lưỡng tính: Bao gồm các oxit ứng với các hidroxit trên: Al2O3, ZnO, Cr2O3

Tính axit, tính bazo tạo ra các sản phẩm như trên. Chú ý Cr2O3 chỉ tan trong NaOH đặc, nóng.

– Muối axit của axit yếu: NaHCO3, KHS, NaH2PO4, Na2HPO4, KHSO3…

– Muối của axit yếu và bazo yếu: (NH4)2CO3, CH3COONH4, CH3COONH3-CH3…

– Các loại khác: Amino axit, một số muối của amino axit…